Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Ăn bốc cũng cần phải có kỹ thuật!

" Tại sao chồng con ăn bốc vậy?, mà dì thấy nó ăn hay quá", còn không thì "Sao nó không ăn bằng muỗng, ăn vậy thấy ghê ghê". Đó là những câu hỏi tôi phải trả lời thường xuyên cho những ai lần đầu thấy anh ăn bốc. Đa số họ cho rằng cách ăn như vậy không được văn minh và kém vệ sinh như thời ông cha ta "còn ăn lông ở lỗ". Người phương Tây thì có nĩa, muỗng còn Châu Á thì có đũa...còn trong khi đó người Ấn Độ vẫn còn giữ thói quen ăn bốc. Nguyên nhân là tại sao?.

Nếu bạn hỏi bất kỳ người Ấn nào, thì họ đều trả lời rằng ăn bốc là cách tốt nhất để thưởng thức cái ngon của thức ăn. Và việc sử dụng những ngón tay để cầm thức ăn là cách dễ dàng nhất so với việc dùng nĩa, thìa, hay đũa. Nhiều người cho rằng, ăn bằng tay là kém vệ sinh, vì đó là cách trực tiếp đưa sán lãi vào trong người. Nhưng quan sát kỹ, thì hầu hết người Ấn đều rửa tay rất sạch trước khi sử dụng tay cho việc cầm, bốc thức ăn.

(Hình mượn từ travelpod)



Hơn nữa, nhiều loại thức ăn của Ấn Độ như Naan hay là Roti( một loại bánh mì mỏng)thì bắt buộc phải thưởng thức nó bằng tay. Họ sử dùng những ngón tay trong cùng một bàn tay để xé bánh mì ra thành từng mảnh nhỏ, và nhúng vào trong những nước sốt như curry hoặc chutney, trước khi cho vào miệng. Đối với cơm thì càng nghệ thuật hơn, họ dùng lực từng những ngón tay, chứ không phải lòng bàn tay vắt từng miếng thật chặc chung với curry...để thức ăn không bị rớt ra khi cho vào miệng. Ông xã tôi bảo, hồi thời ông bà nội anh là người ta hay dọn cơm và curry trên những chiếc lá chuối. Nên việc dùng những chiếc nĩa để xúc cơm hay làm cho chiếc lá chuối bị rách. Và từ đó đến giờ, thì không ai còn dùng những chiếc nĩa cho việc ăn uống nữa.

Có một điều là bạn cần phải biết, đó chính là người Ấn chỉ dùng bàn tay phải để ăn. Tôi có hỏi anh, thì anh bảo rằng bàn tay trái thường để làm những công việc chùi rửa phần mông mỗi khi vệ sinh, nên việc sử dụng bàn tay trái để bốc thức ăn cho vào miệng là việc đại kỵ của người Ấn. Nhưng dùng bàn tay trái để chuyền thức ăn hay thì không là vấn đề gì.

Cũng vì chuyện này, mà anh gặp phải vô vàn khó khăn khi ăn chung với ba mẹ vợ. Ba mẹ tôi thì lúc nào cũng phải " nhập gia tùy tục", nên càng không cho phép anh ăn bốc khi sinh sống ở VN. Ông bà không cần biết đó là tập tục xấu hay tốt, mà ông bà chỉ cho là đó rất ư là bất lịch sự khi dùng tay ăn trước mặt người lớn. Và trong khoảng thời gian đó, anh bị mất ký rất nhiều vì ăn bằng đũa hay muỗng thì anh không có cảm giác ngon miệng và ăn không nhiều như bằng tay. Thương anh, nên tôi cho phép anh ăn bốc thoải mái nhưng chỉ trong phòng, và không được cho ba mẹ thấy. Lúc đó, tôi và anh cứ như ăn trộm, phải che che dâu dấu dĩa đồ ăn mà ngượng cả người với chị giúp việc.

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Cocoa soap - cho những người nghiện nặng cocoa

Mình đặc biệt nghiện nặng cocoa. Sáng tối gì cũng phải làm một ly nóng, thì mới có đủ tinh thần để chiến đấu cho một ngày dài vô tận. Mình cảm thấy mùi cocoa sảng khoái hơn nhiều so với mùi cafe, vì nó có vị ngọt trong đắng, vị đắng trong ngọt nên thật sự mùi nó khó có thể quên. Lấy cảm hứng từ đó, nên mình blend cocoa và mùi vanilla để tạo thêm độ ngọt, đậm đà rất riêng của soap.











Meera wash powder - A natural hair wash

Mấy bữa trước có chat với một người bạn, sau khi chat xong thì mình mới thật sự thấy tác dụng rõ của của Meera wash powder và muốn dùng ngay lập tức. Bấy lâu nay nó nằm trong góc xó của tủ quần áo, mình không ngó ngàng đến nó vì thấy một phần lười khi phải cho thứ bột ấy vào nước rồi chà lên tóc. Nhưng sau khi nghe người bạn ấy bảo là xài Meera thật sự tốt và nó làm tóc mọc nhanh nên càng hối thúc mình chạy ngay vào lấy hộp Meera và để nó nghiễm nhiên trong phòng tắm, để ngày nào thấy nó thì mình nhớ ngay là phải xài nó.



Meera Hair Wash Powder là một loại bột gội đầu lâu đời của Ấn Độ. Bột Meera được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên giúp nuôi dưỡng chân tóc đến ngọn, không bị gãy rụng và tóc rất khỏe. Meera là một sự pha trộn của hoa và thảo dược như trái bồ kết, bột đậu xanh, , lá húng quế, cỏ vetiver và quả reetha khô làm sạch tóc một cách tự nhiên mà không gây cảm giác khó chịu. Ngoài ra, bột meera còn có thêm hoa bông bụt và lá cari tăng cường sự mềm mại cho tóc từ gốc đến ngọn. Khi đưa cho tôi hủ Meera, chồng tôi nói tôi sẽ sớm có một mái tóc đen dài, và dày như những phụ nữ Ấn Độ nếu tôi có tính kiên trì. Đó là điều mà tôi hằng mong ước bấy lâu.


javascript:void(0)

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Cranberry-Rasberry tea soap

Thật ra mình chưa nghĩ ra màu sắc và hương thơm để làm ra mẻ soap này. Rồi thì đi siêu thị để mua một số đồ cho bé Abi, thế là mình bắt gặp được bao bì "cranberry-rasberry infused tea" thật nhã nhặn với sự kết hợp giữa phông màu đỏ của cranberry, rasberry và màu trắng của hoa cây cơm cháy (elderflower). Mình có mua 1 hộp về xem sao, thì thật sự yêu ngay flavor của nó, mùi của nam việt quốc, rasberry và hoa cơm cháy quyện vào nhau thật ngọt ngào và rất thơm. Chính vì thế, mình muốn lưu giữ hương thơm này bằng cách blend tất cả các tinh dầu hoa như hoa linh lan, hoa hồng, hoa lài, hoa cam kết hợp với một số hương chính như mùi thông khô, mùi xạ hương và vanilla để có được mùi tựa như "cranberry-rasberry infused tea".

Màu sắc được lấy ý tưởng từ bao bì của Cranberry-Rasberry tea
Được lấy ra khỏi khuôn, soap được điểm thêm chanh, cam, rasberry và rosemarry khô

Nhát cắt đầu tiên

Với lớp swirl trắng của sữa và hồng của cranberry như một lớp vân thủy biến tấu




Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Milky coffee cupcake soap

Có em order mình mấy bánh cupcake để tặng quà noel. Em thích dùng tông xanh, đỏ để trang trí bánh, nhưng lấy kinh nghiệm của mẻ cupcake trước của mình nên khuyên em lấy tông ngà và đen để nhìn cupcake giống y như bánh thật hơn. Phần đế cupcake mình dùng coffee cho luôn cả xác để theo đúng chủ đề coffee soap, còn phần kem thì mình dùng sữa dê nên mùi đặc thù của cupcake này sẽ có chút thoang thoảng của mùi sữa dê. Hehe, mình thật sự thích mùi sữa dê làm sao ấy.

Cupcake khi chưa đổ thêm lớp chocolate




Mình chưa có ý tưởng là sẽ đổ lớp choclate này, hỏi ý kiến ông xã là làm như thế nào để cupcake nhìn sống động mà y như thật. Thế là, ổng kêu đổ lớp chocolate lên trên sẽ đẹp hơn.




Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

Peach soap

Bé Abi bệnh mấy bữa nay, nên việc làm soap của mình có phần bị trì trệ. Nhưng mình vẫn cố gắng làm được mẻ "Peach Soap". Thành phần gồm có: nước cốt dừa, đào ép, dầu dừa, dầu olive, dầu castor, dầu cọ, Ginger EO, Amber FO, refined shea butter. Mình rất thích mùi của ginger và amber khi mix với nhau, nó không quá strong mà thật là dễ chịu, tạo được cảm giác rất là "relax", thêm vào đó shea butter sẽ giúp cải thiện tình trạng da khô.

Mẻ soap khi được lấy ra khỏi khuôn

Sau khi cắt ra thành từng miếng

Hương gừng và Amber FO thật sự đem đến cảm giác nhẹ nhàng và thu giãn khi bạn tắm







Phụ nữ Ấn và phục sức trên người

Một bạn đọc rất yêu nền văn hóa của Ấn Độ gởi email thắc mắc hỏi tôi là tại sao phụ nữ Ấn lại mang nhiều phục sức trên người như đầu, trán, chân, tay, mông, nói chung là bất kỳ chỗ nào trên thân thể của người phụ nữ đều mang đầy trang sức. Tập tục ấy là do ảnh hưởng từ nền văn hóa hay do tín ngưỡng?. Thật sự, mình cảm thấy câu hỏi của bạn rất hay nên post lên đây câu trả lời để các bạn khác biết thêm nữa về văn hóa tuyệt vời của Ấn Độ.

Do lối sống ngày càng thay đổi, nên phụ nữ Ấn cũng dần thau đổi cách sống của họ sao cho phù hợp. Những xu hướng thay đổi này còn tùy thuộc vào thành thị, từng vùng khác nhau ở Ấn Độ. Lấy ví dụ thành phố phát triển có lối sống thóang như Delhi, Mumbai cho đến những thành phố còn cổ hủ, lạc hậu như Chennai. Nhưng cái hay ở người phụ nữ Ấn chính là làm đa dạng hóa nền văn hóa vốn dĩ đã mang đậm màu sắc, chứ bản thân họ không hề thay đổi. Và ngày nay người phụ nữ Ấn không hiểu tầm quan trọng của việc đeo trang sức, mà chủ yếu họ chỉ biết đơn thuần là sự tôn vinh thêm vẻ đẹp vốn sẵn có của họ hoặc cố tình cho đối phương thấy rõ đẳng cấp giàu nghèo. Vậy đâu mới là đúng?. Văn hóa Ấn Độ luôn che đậy những sự thật đằng sau thói quen sinh họat của từng người. Và hôm nay, tôi sẽ làm cho bạn hiểu thêm đôi nét về những phục sức trên người có ý nghĩa như thế nào đối với phụ nữ Ấn Độ.


Những trang sức thường được phư nữ Ấn đeo ở đâu:

Đầu: Những trang sức được phụ nữ Ấn mang trên đầu, còn được biết đến như "Netthichutti". Và hình dáng khác nhau còn tùy thuộc vào nơi ở, chức năng của lọai phục sức này. Nó được miêu tả như một chiếc vương miện nhỏ,thường làm bằng vàng, và được tô điểm trên trán cô dâu. Nó được đặt dọc theo chân tóc và có một miếng bản tròn được đặt ngay chính giữa trán. Maang Tikka còn được gọi nôm na là Netthichutti, được thiết kế rất đặc biệt với một sợi chuyền nhỏ, họa tiết với những hoa văn sắc sảo ngay chính giữa với một cái móc nhỏ để kết vào tóc. Netthichutti thường được các cô gái mang vào những ngày trọng đại như lễ đám cưới.


Vành tai: "Thodu", "Lolaku", "Kammal", là những tên gọi để nói đến những phục sức được trang trí trên vành tai của người phụ nữ Ấn. Như chúng ta đều biết, bông tai là đồ trang sức gắn liền với tai thông qua một lỗ ở dái tai hoặc một số phần khác bên ngoài của tai. Và hầu hết bông tai là thứ trang sức mà phụ nữ ở các miền đều ưa thích, không riêng gì phụ nữ Ấn


Cổ: còn được gọi là "Mangal Sutra" ( dây chuyền với những hạt cườm đen) là phục sức được ưa chuông và có ý nghĩa nhất của cô đâu, Tuy nhiên, nó không được mang trước ngáy cưới, mà sẽ được đeo bởi chú rể cũng giống như hình thức nhẫn cưới ở các nước khác. Mangal Sutra thật chất là một sợi chỉ hoặc sợi dây, được kết lại bằng những hạt cườm đen và đính với mặt dây chuyền vàng hoặc kim cương có giá trị. Dây chuyền cũng là một trang sức được ưa chuộng nhất không riêng gì phụ nữ Ấn. Nhưng điều đặc biệt đáng nói đây là hầu hết các phụ nữ Ấn độ đều thích mang dây chuyền. Và ở Ấn Độ, phụ nữ sau khi đã lập gia đình thì bắt buộc phải đeo "Thaali". Không những vậy, nó còn được tin tưởng là một vật có tầm quan trọng rất lớn đối với nền văn hóa Ấn Độ. Thaali được thiết kế khác nhau tùy theo những vùng sinh sống và cộng đồng, nhưng đều chung một mục đích là phụ nữ có chồng phải luôn tôn thờ chồng mình-cũng như Thaali. Ta cần phải hiểu thêm rằng Thaali không phải là phục sức mà người Ấn đeo để tôn vinh cái đẹp, mà như tôi đã nói trên nó chính là biểu tượng để chỉ rõ việc kết hôn hoặc chưa kết hôn ở người phụ nữ.


Mũi: "Nath" góp phần quan trọng làm phong phú thêm đồ trang sức cưới của phụ nữ Ấn. Nó bao gồm một chiếc nhẫn đính mũi, trong đó có một chuỗi dài có móc gắn liền với phần tóc, trên vành tai. Ở Tamil, "Mookutthi" là từ dùng để chỉ đến vật trang sức đeo ở mũi, rất phổ biến ở miền Nam Ấn. Nhẫn ở mũi được cả phụ nữ đã kết hôn và chưa đều ưa chuộng. Và tất nhiên là ý nghĩa của việc đeo ở mũi cũng khác nhau từ bang này đến bang nọ

Nath trong ngày cưới

Nath trong sinh hoạt đời thường

Eo: "Ottiyanam" được đeo ngay ở phần hông, và nó cũng là một trong những trang sức trong ngày cưới. Người ta mang nó phía trên phấn saree nhằm nịt chặc không để phần bụng bị phơi bày quá lộ liễu trong ngày cưới. Riêng chồng tôi thì bảo nó giúp cho những cô gái mới lớn tập tành mặc áo saree, thì Ottiyanam là thứ không thể thiếu được. Nó được mang nhiều nhất ở Karnataka, Tamil Nadu và Andhra. Nhưng ngày nay, nó đã trở thành một xu hướng thời trang mới ở toàn Ấn Độ để điểm trang cho chiếc saree thêm phần lộng lẫy.

Ottiyanam được đeo trong ngày cưới

Ottiyanam theo xu hướng thời trang


Tay: Còn được gọi là Bangles, thường làm bằng vàng và những chất liệu khác như thủy tinh, mica...được đeo nhiều vào ngày cưới. Nếu đám cưới của người Punjapi, thì bangles sẽ có các màu như ngà, đỏ, và trắng. Ở Ấn Độ, bangles là trang sức mà các cô gái mê mẩn nhất, thường là một vòng hoặc nhiều hơn thế nữa cho mỗi tay. Những phụ nữ có chồng sẽ đeo 2 tay những chiếc bangles làm từ mica và khá hơn một chút là vàng. Hoặc những ai không có điều kiện khả năng thì họ cũng đeo những bangles có chất liệu làm tựa như vàng. Nhưng ở những thành thị văn minh như Delhi và Mumbai thì phụ nữ chuộng đeo đồng hồ hơn.

Bangles làm từ nhựa và mica


Bangles làm bằng vàng


Vòng chân: được gọi là Payal, một bộ đi chung với chân nhẫn luôn luôn là trang sức bắc buộc của cô các cô gái trong ngày đám cưới. Nó giúp phần tô điểm thêm mắt cá chân của cô dâu, được làm chủ yếu bằng bạc (chủ yếu) đính kèm với các hạt cườm hoặc meenakari và kunda. Lịch sử vòng đeo chân có từ rất lâu đời và phong phú nhất. Trong những the kỷ qua, phụ nữ từ nhiều nền văn hóa khác nhau đã sử dụng vòng đeo mắt cá chân để tạo ra sức cuốn hút thêm phần gợi cảm, và thể hiện sự giàu có của họ để tạo sự chú ý đến người khác phái. Và với người phụ nữ Ấn, họ biết lợi dụng việc đeo lắc ở chân được gắn với chuông để tạo ra những tiếng động vui tai khi mỗi bước đi của họ di chuyển.


Chân nhẫn: Một phần quan trọng của các đồ trang sức cưới, ở nhiều bang của Ấn Độ, Bichhua(chân nhẫn) bao gồm thường là màu bạc. Nó cũng được coi là một trong những dấu hiệu của một người phụ nữ đã kết hôn và họ phải mang một cặp.


Cánh tay: "Baaju Band" được sử dụng như một phần cần thiết của các đồ trang sức cô dâu. Tuy nhiên, ngày nay thì nó không phải là điều bắt buộc. Một số cô dâu có thể đeo một vòng ở mỗi cánh tay hoặc chỉ duy nhất một vòng ở một cách tay.



Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Kama Sutra - A tale of love

Lấy bối cảnh Ấn Độ thế kỷ 16, Kama Sutra là câu chuyện về hai cô gái xinh đẹp Maya và Tara. Cùng lớn lên trong hoàng cung, hai cô bé ngày càng như hai đóa hoa rực rỡ. Cuộc đời mỗi người rẽ sang một ngả khi đến tuổi trưởng thành.

Mặc dù vậy, thân thế của hai người hoàn toàn khác nhau. Tara (Sarita Choudury) được nuôi dạy như một công chúa cao quý thì Maya (Indira Varma) lại chỉ là một cô hầu gái thấp hèn. Hai người lớn lên bên cạnh nhau, hai cuộc sống khác hẳn nhau, nhưng đều được dạy về Kama Sutra, một bí quyết làm tình nổi tiếng của Ấn Độ.

Đến tuổi trưởng thành, hai người bạn, cũng là hai đối thủ của nhau, bắt đầu rẽ sang những ngả đường khác. Tara chuẩn bị kết hôn với hoàng tử Raj Singh (Naveen Andrews), còn Maya mãi vẫn chịu kiếp nàng hầu. Mọi chuyện không trở nên căng thẳng nếu Tara không tàn nhẫn xúc phạm về thân phận của người bạn thời niên thiếu cũng như khẳng định về vị trí thấp hèn của Maya.


Quá bức xúc và giận dữ khi lòng tự trọng bị tổn thương, Maya trả thù bạn bằng cách ngủ với hoàng tử Raj Singh ngay trong ngày cưới của Tara. Hoàng tử Raj đón nhận Maya với tất cả khao khát, bởi chính cô đã lọt vào mắt xanh của chàng từ trước đó.

Trớ trêu thay, bí mật của Maya bị hé lộ, cô bị người người lên án, sỉ nhục là "đồ con điếm". Maya bắt đầu đi lang thang và may mắn gặp nhiều người có tư tưởng phóng khoáng. Cô tình cờ gặp Jai Kumar (Ramon Tikaram) - một thợ điêu khắc trẻ. Jai dẫn Maya đến nhà một phụ nữ tên là Rasa Devi (Rekha), chuyên giảng dạy bộ môn Kama Sutra với các bí quyết nhảy múa, ca hát và các tư thế làm tình nghệ thuật. Và đó là nơi Maya sống tạm cho qua những ngày bị hắt hủi.

Cùng với đó, tình cảm của Maya và Jai nảy sinh mỗi ngày một sâu nặng. Hai người cuốn vào nhau như nắng hạn gặp mưa rào với một thứ tình cảm say mê. Tuy nhiên, kể từ đấy, mỗi lần Jai cầm rìu đục đá là anh lại tưởng tượng ra khuôn mặt xinh đẹp của Maya. Hình ảnh của cô quấn quýt trong tâm trí Jai đến nỗi, anh không thể tập trung làm việc được. Bởi thế, Jai quyết định nói lời chia tay với người yêu. Buồn bã, Maya trở về hoàng cung tiếp tục làm một nàng hầu như xưa.

Đến một ngày nọ, hoàng tử Raj Singh lúc bấy giờ đã lên ngôi vua, nổi hứng muốn tạc một số bức tượng theo ý mình. Sau khi những bức tượng hoàn thành, nhà vua ngờ ngợ khi thấy hầu hết đều giống Maya - người phụ nữ mà ngài thương yêu. Raj nổi điên lên, nhưng ngài vẫn bình tĩnh đề nghị một cuộc đấu giữa hai người đàn ông… Cho đến lúc ấy, Jai mới nhận ra anh không thể sống nếu thiếu Maya. Liệu trái tim Maya có thuộc về Jai một lần nữa? Và liệu Jai có bảo toàn tính mạng khi người yêu của anh lại là bóng hồng trong tim người đứng đầu vương quốc? Còn hoàng hậu Tara, mối cừu thù với cô bạn thuở thiếu thời ngày nào có làm nàng nổi điên như ngày trước?

Maya sex với Raj

Với nhan đề là Kama Sutra, phim đã gây tò mò cho không biết bao nhiêu khán giả, bởi không ai còn xa lạ gì với khái niệm "Kama Sutra" ở đất nước Nam Á này. Tuy nhiên, để được phép làm phim ở Ấn Độ, đoàn làm phim đã phải sử dụng một cái tên giả cho phim là Tara and Maya. Giới chức Ấn Độ sẽ không cho phép thực hiện bộ phim nếu họ biết tên chính thức và nội dung phim. Trong suốt thời gian làm phim, các quan chức Ấn Độ còn ghé thăm và đoàn làm phim đã phải dựng các cảnh giả để tránh những màn khỏa thân và sex lộ liễu. Cuối cùng thì phim vẫn bị cấm công chiếu tại Ấn Độ và Pakistan vì một số cảnh khá nóng.

Một điều đặc biệt là đạo diễn của phim lại là một phụ nữ người Ấn Độ. Bà Mira Nair sinh ngày 15/10/1957, tốt nghiệp chuyên ngành nghệ thuật sân khấu tại đại học New Delhi. Sau này, bà còn theo học Harvard với một suất học bổng toàn phần. Mira Nair đặc biệt yêu thích thể loại phim tài liệu. Cuốn phim tài liệu đầu tiên của bà là Jama Masjid Street Journal có nội dung khảo sát cuộc sống của cộng đồng người Hồi giáo dưới góc độ của người phương Tây. Ở Kama Sutra, bà đã thổi vào một hơi thở mới, một cái nhìn mới đầy táo bạo.

Maya sex với người tình của nàng

Vẻ đẹp mặn mà của Maya khiến bao người si mê điên dại

Những cảnh quay rất nghệ thuật về Kama Sutra

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

Thèm quá những món ăn hè phố ở Ấn !

Những ai đã mang lòng yêu quý Ấn Độ và đặt chân lên mảnh đất trù phú này, thì chắc hẳn sẽ nặng lòng hơn và quyến luyến không rời. Ấn Độ không mang một vẻ đẹp đài cát, không khóac lên mình những bộ quần áo kiêu sa cầu kỳ, mà thật chất Ấn Độ chỉ là một cô gái thôn quê mặn mà giản dị nhưng lại có một vẻ đẹp khiến người phải thật ngỡ ngàng. Khi đặt chân đến đất nước của hàng vạn vị thần linh, các bạn sẽ khám phá rất nhiều thứ vừa đáng yêu, vừa đáng giận. Nhưng đất nước Ấn Độ vẫn là một nơi tôi thầm yêu trộm nhớ mà sẽ không bao giờ tôi quên được.

Có những thứ nếu bạn chưa bao giờ đặt chân đến thì sẽ không tưởng tượng ra cuộc sống nơi đó. Thật vậy, cuộc sống ở Ấn Độ mặc dù có khó khăn nhưng nó vẫn có một tình yêu mãnh liệt mà khiến cho người như tôi càng thêm yêu thêm nhớ. Tôi nhớ nhất là những lúc chiều về, cùng anh ra phố dạo và cùng ăn những món ăn hè phố. Cảm giác này tôi sẽ không bao giờ quên, được cầm những chiếc bánh pani puri, húp hà không ngớt miệng. Hoặc những chiếc bánh Samosa chiên phồng nóng hổi...Đến bây giờ, tôi thèm có lại được cảm giác này.

Đi đâu, bạn đều dễ dàng bắt gặp những hình ảnh này đầy các ngõ ngách ở Ấn Độ



Món ăn hè phố ở Ấn Độ còn được gọi với cái tên thật đáng yêu, đó là "Chaat". Không khó để có thể thưởng thức những món chaat này, vì nó hầu hết ở mọi ngõ ngách, góc đường và giá của nó hết sức bèo. Thành phần làm nên những món chaat thường là dahi, yogurt, hành tây, và các hạt ngò gai tạo nên hương vị rất riêng. Tôi thích nhất là món pani-puri, lần nào ăn là y như lần đó tôi đều xin thêm nước me, chua chua ngọt ngọt nơi đầu lưỡi. Những món chaat phổ biến nhất ở Ấn là pani-puri, samosa, Perugu garellu, Bhelpuri.

Pani-Puri: là những chiếc bánh tròn nhỏ, được chiên phồng lên và khóet một lỗ chính giữa. Bên trong người bán sẽ nhét đầy hỗn hợp khoai tây và những hạt đậu garbanzo. Sau đó, họ sẽ đổ một ít nước me chua chua ngọt ngọt vào là bạn sẽ có ngay một chiếc bánh pani-puri


Samosa: có hình dạng như những chiếc bánh ú, nhưng được chiên giòn đều. Món chaat này rất phổ biết ở North india, người ta nhào nặn bột và cho đầy khoai tây được nấu chín, cộnh thêm những họat đậu hòa lan. Sau đó, được bỏ vào những chiếc chảo dầu ngút khói, chiên vàng đều. Và ăn cùng với chutney.

Perugu garellu: Chỉ nói đến tên nó thôi, đã đủ làm cho tôi chảy nước miếng rồi. Phải nói là tôi không bao giờ quên được hương vị rất riêng của nó, cho dù mẹ chồng tôi có làm ngon cách mấy nhưng vẫn không thú vị bằng khi được đánh chén trên những vỉa hè Ấn Độ. Có thể nói các lọai chaat chủ yếu là chiên, nên các lọai bánh na ná nhau, chỉ khác là nước sốt dùng bên ngòai. Perugu được ăn cùng với ya-ua, được rắc thêm những hạt mù tạt, black gram dal và lá cà-ri, càng làm cho hương vị đầy ngọt ngào nhưng không quá gắt.


Bhelpuri: Có lẽ duy nhất món chaat Bhelpuri là khác hẳn so với các lọai khác. Vì nó không hòan tòan dùng đến dầu để chiên. Bhelpuri còn được gọi là món snack trộn, được chồng tôi ưa thích nhất, vì không dầu mỡ, chỉ có hạt cốm trắng trộn đều với khoai tây, chutney, dal, dừa khô và bột ngò gai. Dĩ nhiên là nó được ăn kèm với một lọai nước sốt rất đặc biệt, là tamarind-based chutney


Arundhati



Arundhati là một câu chuyện tuyệt vời nói lên sự thù hằn qua nhiều thế hệ, những pha tranh đấu đầy ly kỳ thật sự cuốn hút và dẫn dắt người xem đầy mê hoặc. Thêm vào đó, là tài diễn xuất thần và rất thật của nữ diễn viên chính càng làm cho bộ phim thêm phần hấp dẫn. Đó là lý do tại sao tôi yêu South indian movie.

Arundhati thật chất là công chúa của vương triều Gadwal, có năng khiếu về hội họa và võ thuật. Sự dũng cảm của cô công chúa nhỏ được nhiều người khen ngợi như vị thần Jejamma. Và từ đó cái tên Jejmama gắn liền với cô công chúa nhỏ xinh này.



Trong khi đó, cô chị gái diu dàng và đáng yêu Bhargavi kết hôn với Pasupathi, đứa cháu trai ngang tàn và thú tính của đức vua, đã bất chấp mọi thứ và gieo rắc bao nỗi sợ hãi đến các người hầu gái bằng hành động dâm lòan của hắn ngay tại cung vua. Sau khi cưỡng đọat và giết cô giáo mù dạy múa của Jejmama, thì người vợ đáng thương Bhargavi đã tự chọn cái chết cho chính mình.



Để trả thù Arundhati đã đáng Pasupath, trói hắn trên lưng ngựa và thúc ngựa chạy ra khỏi cung vua. Mặc dù mang nhiều thương tích nhưng hắn đã không chết, và được cứu thoát bởi một nhóm người Agoras. Từ đó hắn học những phép thuật và trở nên ngày cành độc ác.



Sở hữu những phép thuật thấp hèn và sự hiểm độc, hắn đã quay trở về để trả thù Arundhati, và ngẫu nhiên đúng vào ngày cưới của cô.



Some excellent posturing and slashing later, including a take on the drum scene from House of Flying Daggers, Arundhati defeated him and imprisoned him in the palace, still alive but trapped in a fairly well constructed tomb.

Một vài cảnh quay thật xuất sắc, có lấy bối cảnh múa họa trống từ" House of Flying Daggers", và Arundhati một lần nữa lại đánh bại và giam cầm hắn từ đó tại chốn hòang cung, mặc dù vẫn còn sống nhưng hắn bị bị giam giữ dưới ngôi mộ được xây cho riêng hắn.



Hai thế hệ sau và lại xuất hiện một Arundhati mới, cô trở về ngôi làng của mình để chuẩn bị cho đám cưới của mình. Pasapathi bây giờ đã trở thành một linh hồn quỷ dử, đuợc chôn sâu dưới ngôi mộ và các vị cúng tế ngày đêm đọc kinh để tránh linh hồn của hắn siêu thóat. Nhưng hắn rất tinh ranh và ma quái, đã dụ những con mồi mới đến ngây thơ để có thể đập nát ngôi mộ chôn hắn. Vá giấc mơ thành hiện thực, hắn đã dụ được cặp vợ chồng mới cưới bước vào chốn hòang cung bị bỏ hoang và giải thóat cho hắn. Pasupathi đã có thể mở được những ống khóa ngôi mộ và tìm cách giết cha của Arundhati, nhưng mọi nổ lực trở nên vô vọng vì hắn cũng không thể thóat ra được chốn hòang cung đã bị ếm bùa.



Cuối cùng mọi nỗ lực của hắn đã trở nên ngày càng mạnh mẽ và đã phá vỡ được bùa ếm nơi chôn sâu linh hồn của hắn. Arundhati giờ đây phải tìm ra cách để biến linh hồn của hắn thành tro bụi, bằng không cô phải trở thành vợ của hắn và tất cả những người thân trong dòng tộc của cô phải chết. May mắn thay, cô có được sự trợ giúp từ tín đồ Hồi giáo, người có thể phá được những ác quỷ hòanh thành giết hại dân làng. Nhưng đáng tiếc là ông phải bỏ mạng sống của mình khi đang cố gắng giúp Arundhati lấy thanh kiếm để giết con ác quỷ ấy. Vậy mọi nỗ lực của ông có thể giúp được cô hay không?. Liệu cô có thể nhớ lại thời quá khứ vàng son đầy dũng mãnh của mình đã một lần giết được con quỷ bạo hành?.





Tôi rất thích thú khi coi bộ phim này, diễn viên chính đầy uy nghi và thần thái diễn xuất đã thực sự cuốn hút người xem. Anushka trông thật đẹp trong bộ phim, cô xứng đáng được khen ngợi tài diễn xuất và cũng như những giải thưởng về điện ảnh. Tôi cũng thích Sonu Sood, nhưng có lẽ không phải trong bộ phim này. Nó là một vai phản diện mà anh thể hiện khá là thành công.

Xem phim online tại đây