Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Shopping in Kuala Lumpur

Cách đây 10 năm ngoại Abi qua Sing chơi và sẵn dịp làm tour đi Malay luôn. Lúc đó cảnh quang, khu du lịch , shopping mall và đường đi không được đẹp và thẩm mỹ cho lắm . Vì thế bà ngoại quá ấn tượng nên mấy lần sau dụ cách mấy nhưng ngoại không muốn đi Mã nữa.

Nhân dịp kỳ này ngoại và út thăm gia đình nên 2 vợ chồng năn nỉ qua Malay một chuyến vì đang có mùa sale off khá lớn bên đó. Dụ ngoại một hồi thì ngoại cũng đồng ý , thế là ox lập tức đặt vé xe bus và chuẩn bị đồ đạc lên đường.

Sau khi đã book vé xe bus và khách sạn, thế là cả nhà mau chóng chuẩn bị hành lý để xuất phát vào sáng sớm ngày hôm sau. À, ở Sing có tất cả 4 dịch vụ đi bus là  Grasslands Express, StarMart Express, Five Stars Express và Konsortium Express. Gia đình mình đi hãng bus Five Stars Express ghế ngủ với nhiều tiện nghi khác như nghe nhạc, xem phim, chơi game...

Singapore chỉ sát cánh bên Malay nên đi bus là thuận tiện và tiết kiệm nhất . Có khá nhiều tuyến xe bus chạy qua mỗi địa điểm ở Mã nên việc du lịch từ Sing qua Mã hoặc ngược lại là chuyện ăn cơm bữa của dân bản địa. Thế nên không có gì lạ nếu bạn phải đứng chờ cả tiếng ở Immigration Checkpoint để qua biên giới. Và đôi khi rất dễ dàng bắt gặp những đoàn xe của trường tổ chức cho học sinh đi tour chơi nên trong những trường hợp này chỉ biết xếp hàng và chờ đợi hết sức kiên nhẫn 

Khi taxi chở đến địa điểm chờ bus ở Golden Mile Complex , là một khu trung tâm thương mại của người Thái ở Singapore. Và trong khi chờ đợi xe bus khởi hành, bạn có thể đi vòng vòng gần đó tìm nơi ăn uống hoặc ngồi trên những chiếc ghế massage với khoảng S$1 cho 15 phút

Cả gia đình tay xách khệ nệ và kéo vali trên đường ra địa điểm xe bus

Ngoại làm một pô kỷ niệm 

Sau đó ngoại ngồi ghế massage 15 phút 

Dì út thì đi vòng vòng khám phá máy "bói vân tay"

Cả nhà lên bus và daddy bắt đầu lục lọi tìm đồ ăn

Abi của mẹ biết làm dáng trên xe bus rồi 

Ngồi trên bus được khoảng 20 phút thì xe đã đến biên giới Sing và Mã. Lúc này mọi người xuống xe và cầm trên tay passport để xuất cảnh ở Immigration checkpoint . Sau khi đã bước qua đất nước Malay thì xe bus sẽ chạy khoảng 5 phút nữa , tất cả lại xuống xe và kéo theo hành lý để nhập cảnh vào Mã . Và lúc này xe bus bắt đầu chạy đường dài trên lãnh thổ Malay để tiến thẳng về Kuala Lumpur với khoảng thời gian 4.5 tiếng đồng hồ.

Dọc đường đi bà ngoại được ngắm cảnh quang xung quanh và lần này không tiếc lời khen Malay đã chuyển mình để trở thành một đất nước xanh và đẹp như sing ( mặc dù chưa được sạch lắm) . 2 bên tuyến đường xe chạy được phủ đầy cây xanh , và đường xá rộng thênh thang nên xe cứ chạy bon bon với vận tốc cao mà không gặp chướng ngại nào.

Khi vào đến trung tâm, ngoại lại càng xuýt xoa với các công trình và tòa nhà cao tốc dày đặc với thiết kế độc đáo. Và một điều hiển nhiểnn là quỷ đất ở Mã nhiều hơn Sing , nên các kiến trúc xây dựng có vẻ nhỉnh hơn sing :)

Phải nói là mùa sale ở Malay nhiều hơn Sing. Có những mặt hàng ko hề sale off ở singapore, vậy mà lại sale mạnh ở Mã. Nên cả nhà tranh thủ mua sắm nhiều thứ linh tinh.

Còn 1 tháng nữa mới giáng sinh nhưng tất cả các khu shopping mall ở đây bắt đầu trang trí rất đẹp

Ngay tại khu trung tâm mua sắm Pavilion được khoác lên mình sắc màu giáng sinh rực rỡ

 2 mẹ con đón noel sớm
Bác tài xế gốc Ấn bảo với chúng tôi là khó mua đồ ở Pavilion lắm vì nơi đây tập trung khá nhiều các thương hiệu thời trang nổi tiếng , nên phần đông người ta chỉ ngắm thôi. Nhưng mình thấy mùa sale off cũng có nhiều mặt hàng hợp túi tiền của người mua sắm 


Ước mong của mình là ông bà ngoại phải khỏe mạnh để có thể du lịch với con cháu 

Ngoại cũng chọn được một vài món hàng hợp túi tiền 
Abi chơi đùa thoải mái trong sảnh 


Trong khi shopping, thì daddy có nhiệm vụ trông chừng giúp bé...
 ...để không làm vuong tay vuong chân

Nhưng có điều mình không thích người Mã một cái là họ không có khái nệm "lịch sự" . Đi vào toilet công cộng mà người sau chen lấn người trước , mặc dù có mấy người xếp hàng đằng trước . Ngay cả xếp hàng chờ thang máy cũng không có, khi thang bắt đầu mở cửa thì mọi người đẩy nhau về phía trước mà không quan tâm có trẻ nhỏ hay không. Trong khi đó ở Sing, thì việc xếp hàng và nhường chổ cho người già, phụ nữ mang thai, người có tật và trẻ em là ưu tiên hàng đầu :(

Nên mình cũng có một chút shock khi nhận ra sự khác biệt giữa trình độ dân trí của 2 nước đã phát triển lại khác xa một trời một vực như vậy . Mặc dù Sing và Ma chỉ sát cạnh nhau
Photobucket

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Đón ngoại và út qua chơi

Hôm qua mẹ chở Abi từ trường qua chợ để mua một vài thứ mừng ngoại và út qua chơi. Mẹ mất khoảng 30 phút để lựa hoa , và 1 tiếng để mua nguyên liệu làm món mì Hoành Thánh mà mẹ thèm lâu lắm rồi. Phải đợi có dịp ngoại qua thăm thì mới làm hoành tráng thế này được, vì daddy không thích món gì có heo trong đó. 

Sau khi cắm hoa, và thay tấm ga giường . Thì daddy về phụ giúp mẹ lau dọn nhà cửa cho sạch sẽ để đón mẹ vợ. Vì đã có thời gian ở chung với gia đình vợ, nên anh biết ba mẹ vợ kỹ tính và ưa ngăn nắp sạch sẽ. Nên thường ngày đi làm về mệt mỏi là chỉ ăn rồi lăn ra ngủ, còn khi biết ngoại sắp qua là daddy xắn tay áo lên hút bụi , lau nhà và chùi nhà tắm

Abi với lọ hoa mẹ vừa cắm 

Vì ở Sing xa người thân nên mọi việc trong nhà chỉ có mẹ và Abi làm. Nên bé đã biết phụ giúp mẹ những chuyện lặt vặt như xếp quần áo, dọn dẹp đồ chơi, thay ga giường
Còn ox thì tranh thủ về nhà sớm để giúp vợ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Hút bụi, lau nhà, phơi quần áo, giặt đồ, rửa chén dĩa ox làm rất thuần thục . Đàn ông Ấn Độ rất gia trưởng, thường mấy việc bếp núc và việc nhà là họ dồn cho vợ hết. Nên bạn bè hay ba mẹ anh mà thấy anh cầm chổi quét nhà, hay tự rửa chén là họ lại tặc lưỡi rồi bảo "lấy vợ ấn là sướng rồi". Nhưng đó chỉ là con số ít ỏi của những người còn mang bệnh gia trưởng, chứ mình thấy chung quanh cũng có những ông chồng Ấn phụ giúp vợ công việc nhà hà rằm
Còn đây là hoành thánh mà mình mất cả nửa ngày để ướp thịt và gói. Vì đây là lần đầu làm nên kinh nghiệm còn non nớt nên nhân rời rạc, và mặn :( 

Đến gần trưa là chuông cửa vang lên, Abi liền nhấc máy thì bà ngoại đã réo gọi " Abi, Abi ngoại đây ngoại đây" . Ngay lập tức anh chàng nhảy cẫng lên và ào ra thang máy chờ sẵn

Tắm rửa sạch sẽ là mẹ dọn mì hoành thánh cho ngoại và út

Ở Sing nguyên vật liệu nấu tất cả mọi món rất dễ kiếm nên cù lẳng ăn rất ngon 
Photobucket

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Tập thể dục mỗi sáng ở vườn nhà

Mấy tháng nay mẹ bận rộn quá nên chẳng có thời gian để dẫn con tắm nắng mỗi sáng. Rồi thì daddy cứ cằn nhằn bảo 2 mẹ con mình lười vận động, nên bắt buộc mẹ phải cho con xuống nhà hoạt động tay chân tầm 1 tiếng cũng đủ để con được năng động cả ngày.

Thôi thì tranh thủ sau bữa ăn sáng hôm nay mẹ dẫn con xuống nhà đạp xe , cho cá ăn và tập thể dục. Nhìn con chơi đùa mà mẹ trách mình đã không cho con chơi đùa vui vẻ thế này . Nên giờ bận gì thì bận cũng phải cho con chơi vui vẻ trước cái đã

Abi đạp xe một vòng quanh sân vườn dưới nhà

 Ở Sing nhỏ bé , người đông nhưng họ vẫn tạo được mội trường xanh mát rợp bóng cây xanh

Đi một hồi là anh chàng dừng lại và cho cá ăn.

Hồ cà rất trong, không đóng bợn và muỗi

Lúc đầu chỉ một bé cá lại ăn, nhưng sau đó bé đã dẫn dụ được một cả đàn tiến đến Abi để tranh giành thức ăn

Vòng sau vườn nhà

Các máy tập dụng cụ ngoài trời


Photobucket

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Diwali 2013


Vỏn vẹn 2 ngày cuối tuần vừa rồi thật là vui vì cả gia đình và mấy  người bạn đã đón Diwali với nhau và bắn pháo cũng hết mình mặc dù không nhộn nhịp như năm ngoái.

Diwali, hay còn gọi là Divali, lễ hội ánh sáng diễn ra trong 5 ngày hằng năm. Thường rơi vào giữa tháng 10 và tháng 11 theo lịch Hindu. Ngày lễ này rất quan trọng vì là dịp để tất cả người thân trong gia đình có thể quây quần bên nhau và cử hành những nghi thức truyền thống .

Diwali đã được rút ngắn từ "Deepavali" , tạm dich là "các dãy hàng của ngọn nến" . Trong những ngày này, các ngọn nến được thắp sáng , và phải đảm bảo là không được để nến tắt. Phải thay dầu thường xuyên để duy trì ánh lửa được thắp sáng

Mặc dù ở Sing và phân nửa mang dòng máu Ấn nên Abi được daddy cố gắng chỉ dạy những tinh túy của nền văn hoá Ấn Độ. Nên trong ngày lễ quan trọng này, daddy đã giục cả nhà từ sáng sớm phải chuẩn bị tươm tất để đi chùa. Lúc trước khi chuyển vào nhà mới, hiếm hoi lắm cả nhả mới đi Little India vì ngại đường xá xa xôi. Nhưng giờ thì tha hồ mà đi khu chợ người Ấn lúc nào cũng được vì có hẳn xe buýt chạy thẳng ra khu này ngay trước cổng nhà.Vì thế hễ thiếu thốn món Ấn gì là 2 mẹ con có thể tự mình đi mà không cần daddy nữa .

Nếu có dịp đến Singapore, các bạn hãy ghé thăm đền Sri veeramakaliamman, tọa lạc ngay khu mua sắm sầm uất của Little India. Sở dĩ đền được tên như vậy là để tưởng nhớ đến thần Kali -được khắc họa như một nữ thần có nhiều tay, ,mỗi tay cầm một loại vũ khí khác nhau



Với lối kiến trúc hết sức độc đáo mang đậm nền văn hóa ấn độ giáo. Các bức tượng được điêu khắc một cách tỉ mỉ khắc họa đến từng chi tiết các thần thái và hành động của nữ thần nhiều tay Kali


Các khắc họa nữ thần rất tinh tế và hùng dũng


Lối vào trước cổng

Mình rất tò mò với rất nhiều chuông gắn đầy trên cổng thì được ông xã giải thích đây chính là cách báo hiệu sự có mặt của những người mộ đạo , bằng cách lắc chuông khi bước vào cổng . Đặc biệt hơn nữa với các hình điêu khắc của 2 vị thần trên trần nhà là con của nữ thần Kali- chính là Ganesha và Murugam

Bên trong đền thờ. Vì gia đình mình đi vào buổi sáng nên chỉ cúng viếng và xin phúc từ thần linh, mà không xem được buổi tế thần Hindu diển ra vào 6 giờ tối

Abi rất thích thú và tò mò với các hình điêu khắc thần Hindu nên bé đặt ra rất nhiều hỏi cho daddy . Đó cũng chính là động lực để ba bé càng hào hứng để kể về các câu chuyện về thần thánh

2 cha con vái lạy thần


Abi chụp với nữ thần Kali nhiều tay


Nói chuyện vui vẻ với vị linh mục trong đền


Một buổi tế thần

Đi viếng đến xong cũng gần trưa nên cả nhà ghé qua nhà hàng Ấn mang phong cách Andra Pradesh - quê nhà của ông xã


Hot and sour soup luôn là món khoái khẩu của mình mỗi khi ghé qua bất kỳ nhà hàng Ấn nào. Nó có 2 vị là thịt gà và rau củ, mình không phải người ăn chay nên thịt gà tất nhiên là món mình chọn. Soup rất ngon nếu người nấu nêm nếm vừa đủ chua, vừa đủ mặn và cay cay. Nhưng có nhiều nhà hàng lại cho nhiều bột tiêu mới chết :(

Món thứ 2 là cari thịt cừu ăn kèm với Naan

Riêng ông xã thì kêu một phần Thali - bao gồm 9 món cari khác nhau và có thêm 1 món ngọt.Ăn như vầy rất tiện .

Trước đó vài ngày cả nhà đã ra Little India để ngắm đường phố lên đèn vì sợ cuối tuần chen lấn , sẽ không còn hứng thú để xem nữa. Toàn cảnh khu phố ở khu tiểu Ấn lung linh về đêm

2 cha con không quên làm một pô ảnh kỷ niệm

Sau đó ông xã dẫn mẹ con đi mua sắm cho Diwali. Nó giống như tết cổ truyền VN , được mua đồ mới. Nên việc shopping  là rất cần thiết trong dịp lễ này.





 Daddy dạo gần hết cả khu shopping mà vẫn chưa ưng ý được bộ nào cho Abi

Ướm thử một vài bộ 

Rồi lại cởi ra để thử bộ khác

Văn hóa Ấn rất đặc biệt ở chỗ đàn ông làm hết mọi chuyện bê ngoài từ làm việc kiếm tiền, buôn bán, shopping ngoại trừ chuyện bếp núc, lo con cái trong nhà. Nên bạn đừng lấy làm ngạc nhiên khi thấy phần đông đàn ông Ấn chiếm đa số ở các khu shopping. Trong hình là 2 người đàn ông đang lựa chọn những bộ đầm ưng ý cho con gái


Ăn no nê thì gia đình cùng đón bus chạy thẳng về nhà để chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón Diwali. Nhà mình thì làm đơn giản như thế này thôi với khoảng 55 candles thắp sáng cả một phòng khách
2 mẹ con sung sướng khi được daddy chụp hình 

Nên tha hồ tạo dáng

Rồi tung tăng xuống dưới nhà để bắn pháo cùng các gia đình Ấn khác

Đây là cô bạn học cùng lớp của Abi, ở cùng khu nhà của gia đình 



Thường thì việc đốt pháo và làm ô nhiễm thế này rất hiếm hoi ở sing nhất là làm ồn ào sau 10h đêm là điều không thể. Nhưng dường như Diwali đã đem tất cả mọi người từ nhiều quốc tịch khác nhau đến với nhau , nên mặc dù ồn ào vậy mà ai cũng cười hì hì



Khói bay mù mịt cả một góc trời 
 Qua ngày hôm sau lại tiếp tục mời bạn bè về ăn uống và đốt pháo

Rồi lại đốt


Photobucket