Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010

#3 Bharatha Vedamuga - A good typical indian dance



Cái mà tôi không thích nhất vào ngày lễ Diwali

Tôi còn nhớ mỗi độ xuân về là nhà nhà thi nhau đốt pháo, nhất là trước lúc giao thừa. Lúc đó, tôi còn quá nhỏ để nhận thức được những rủi ro và nguy hiểm của việc đốt pháo...nên cái mà tôi ghét nhất là tiếng ồn. Tiếng pháo nghe thật chát tai, tôi không tài nào chịu được mỗi khi tiếng pháo nhà này vang lên thì lại đến nhà kia, cứ thế kéo dài suốt mùa tết hoặc những dịp lễ hay đám cưới. Càng lớn, tôi càng biết rõ tác hại của việc chơi pháo, mà nếu rủi ro có thể gây đến mù. Chính vì vậy, tôi càng căm thù pháo. Càng căm thù pháo bao nhiêu thì tôi càng ghét người chơi pháo bấy nhiều. Buồn cười nhất là khỏang thời gian dài tôi không thèm nói chuyện với cậu tôi, vì cậu tôi là người chuyên đi mồi pháo . Nhưng may mắn là nhà nước Việt Nam cũng biết những tác hại này, nên đã cho lệnh cấm hẳn đốt pháo, và càng phạt nặng những ai tàng trữ pháo. Và tất nhiên là những tiếng chát tai đó không còn nữa, mà thay vào đó là những cuộn băng cát-sét đã được thu âm sẵn tiếng pháo. Có phải vì vậy mà những đợt xuân, không khí tết không còn nữa. Nhưng trong lòng tôi, lại vô cùng mừng rỡ vì không còn khúm núm hay chạy nhanh để tìm chỗ tránh mỗi khi nghe tiếng pháo nữa. Đời tôi hạnh phúc cho đến khi gặp anh.

Các nơi bày bán pháo


Ngày lễ Diwali gợi nhắc ta là một ngày lễ ấm áp và mang đầy hòa bình của ánh sáng. Nhưng thật không phải vậy, nó là ngày lễ của sự ồn ào . Những tiếng ồn lên đến gần 100 decibels(đơn vị đo lường âm thanh dựa trên tai người), cộng thêm tiếng pháo nổ lên đến 145 decibels(trong khi đó tai người không thể nghe quá 130 decibels). Tôi còn nhớ rất rõ Diwali đầu tiền của tôi, hôm đó tôi đi dạo trên phố với anh thì vô tình tiếng pháo nổ ngay bên tai tôi. Vì đây là ngày lễ Diwali, nên tôi chẳng làm gì được hơn ngòai việc lấy 2 tay che lấp đi lỗ tai của mình và kéo anh đi thật nhanh. Và cả ngày hôm đó, tai tôi hầu như rất đau. Kinh nghiệm đó để lại trong tôi một cảm giác Diwali không phải là một ngày lễ an tòan.

Tôi phải cố gắng thuyết phục mình hãy quên đi cái tôi, mà phải hòa vào cùng anh đón Diwali một cách vui vẻ và hạnh phúc. Cố gắng tập trung vào ý nghĩa thật sự của Diwali, và chuẩn bị chiếc áo saree đỏ để cùng đi đến đền thờ. Và tôi chỉ thật tìm đựơc ý nghĩ đích thực của ngày hội Diwali là trong những đền thờ.

Nhưng đâu lại vào đấy, khi tôi cùng anh bước ra về. Cảm giác buồn ngủ bỗng chốc bị phá bởi tiếng pháo nghe thật chói tai từ những đứa bé trai. Chúng hả hê cười lớn khi bắt gặp bộ dạng sợ sệt của tôi, và càng tiến lại gần hơn với một đống pháo cầm trên tay. Miệng thì nói " Happy Diwali", còn một tay thì bắt đầu châm lửa. Anh nhận ra được điều đó, và xua tay đuổi đám trẻ ấy.

Tôi thật sự rất mệt, cau có và khó chịu về những thứ đã gây ra cho tôi nên từ chối không đi cùng anh ra ngòai cho đến khi hết lễ. Một Diwali hạnh phúc và vui vẻ như tôi hằng mơ tưởng đã bị phá hủy bị pháo. Thật ra, tôi rất nhạy cạm với pháo, tôi rất ghét pháo nên diwali năm đó hòan tòan chỉ đọng lại trong tôi một cảm giác ghê sợ.

Hãy dẹp nỗi sợ hãi của tôi qua một bên, vì nó chỉ là một phần nhỏ so với việc hàng ngàn các trẻ nhỏ phải làm việc trong những xưởng pháo, và nguy cơ rủi ro có thể xảy đến bất kỳ với các em. Đã bao nhiêu đứa trẻ bị phỏng khi đang làm pháo và thậm chí mất cả mạng.

Một vài hình ảnh tương phản giữa những đứa trẻ làm pháo, phải làm việc trong tình trạnh có nguy cơ dẫn đến mất mạng và những người thật sự thích thú với pháo.

Các em phải làm việc trong môi trường đáng sợ




Và những kẻ chơi pháo


Tôi đang cố gắng tìm hiểu việc đốt pháo sẽ mang những lợi ích gì cho những người dân ở đất nước Ấn Độ?. Phải chăng, đó là niềm vui khi được đốt cả ngày lẫn đêm?. Nhưng cảm ơn trời, vì người đã ban cho con một ông chồng không thích chơi pháo, nếu không tính mạng của con cũng khó mà giữ nổi. Không chỉ riêng anh, những người bạn của anh cũng lên án về việc đốt pháo rất nguy hiểm này.

Nhưng có lẽ, phần lớn người dân ở nước này vẫn còn chưa nhận thức được những tác hại của pháo. Nó cũng giống như thói quen vứt rác ngang nhiên ở Ấn Độ, mà cho đến bây giờ chưa có nhà cầm quyền nào có thể thay đổi được nó.

Các sản phẩm "pháo" ở Ấn ngày càng đa dạng về màu sắc và hình dạng.