Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010

Bạn chọn saree nào?




Những đường viền hoa văn bảng lớn làm mất đi vẻ mềm mãi, nữ tính của chiếc saree( hình bên trái)

Đàn ông Ấn vẫn còn được mẹ đút cơm?

Anh đã đi thăm một người bạn vào chiều ngày hôm qua. Và khi anh về nhà thì tôi không quên hỏi anh những chuyện xảy ra ở đó.

"Uhm,khi anh đến nơi thì mẹ bạn anh đang cho anh ta ăn", anh trả lời.
"Anh có nghĩa là mẹ anh ấy đang dọn cơm cho anh ấy ăn hả?".
"Không, mẹ anh ta đút anh ăn bằng tay".
"Vậy bạn anh bao nhiêu tuổi?".
"Khỏang 30 tuổi"

Tôi nhận ra rằng hầu hết các bà mẹ Ấn vẫn còn đút cơm cho con cái bằng tay mặc dù chúng đã qua tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, tôi vẫn bị shock khi nghĩ đến điều này.



Biết rằng chồng tôi là người con trai trưởng trong gia đình, anh được đối xử như một ông "vua con". Tôi hỏi anh" Thế mẹ ngưng đút cơm cho anh khi anh bao nhiêu tuổi?"." Khỏang 15 tuổi khi anh thường xuyên không có ở gia đình", anh trả lời. " vậy anh có nghĩ là mẹ còn thói quen đút cho anh khi anh ở cái tuổi 36 không?". Anh cười khì,"sao lại không?, mẹ anh thương anh lắm. Mẹ luôn làm mọi thứ để cho anh hạnh phúc hết". Vâng, điều này là đúng. Tôi không khỏi quên được khỏang thời gian ba mẹ anh qua singapore ở với chúng tôi, cái gì mẹ anh cũng quàng gánh làm cho anh tất tần tật. Ngay cả khi việc đi shopping, tôi bắt anh phải xách túi, mẹ anh xót ruột thương con, sợ con đau nên bà đòi xách giùm anh cho bằng được. Nên đôi khi người đàn ông Ấn thường không được tháo vát bằng đàn ông Việt cho lắm, đó là cách suy nghĩ của tôi.

Uhm, tôi tự hỏi người đàn ông Ấn trưởng thành thực sự là bao nhiêu tuổi. Ở VN, ba mẹ tôi sẽ lên án ngay thói quen này vì cho rằng đó là những người "đàn ông không chịu lớn", không lẽ người vợ sẽ là những người tiếp tục nhiệm vụ này.

Dù sau đi nữa, tôi sẽ không bao giờ để Abi trưởng thành trong môi trường như thế này. Tôi không muốn con tôi trở thành một người đàn ông ỷ lại. Tôi sẽ cố gắng không để cho nó phải nhiễm nhiều tật xấu như tôi bây giờ.