Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Abi bắt đầu học múa

Dạo gần đây, anh quan tâm nhiều đến năng khiếu nhảy múa của Abi mặc dù bé chỉ biết nhún nhảy khi nghe nhạc. Anh bảo anh muốn bé sau này là một dancer giỏi, nhưng không bắt bé theo nghiệp nhảy múa, chỉ giúp bé được dẻo dai và có thể giúp bé phát triển năng khiếu tiềm ẩn nếu bé có. Mỗi khi nói chuyện với tôi, là anh thúc tôi phải dặn cho bé nghe những bài hát sôi động Telugu để bé tập dần ngay từ bây giờ. Anh gởi cho tôi thật nhiều link hay về chương trình "Geethika dance", nó là một sân chơi lý thú cho các bé để thể hiện năng khiếu nhảy múa của mình và ước mơ của anh là bé Abi một ngày nào đó sẽ tham gia chương trình này.

Lúc đầu bé chỉ nghe và tỏ ra hứng thú với những điệu nhảy sôi động, cộng thêm tiếng nhạc nên bé dần dà bắt chước được một vài điệu nhảy, đơn thuần là nhún chân rồi lắc tay, lắc mông. Có thể nói khả năng nhảy múa của bé cũng một phần từ gen của ba, ba bé rất rất thích nhảy. Hễ nơi nào có tiếng nhạc, là nơi đó có anh. Anh nhảy một cách hăng say và học hết các điệu nhảy trong phim từ các diễn viên Ấn. Tôi không dám hi vọng sau này bé trở thành một dancer giỏi, nhưng ít nhất bé sẽ là người đầu tiên giới thiệu cho các bạn bè Việt Nam về những điệu nhảy Ấn sau này, điều mà tôi rất muốn làm nhưng không làm được.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Ấn

Không phải ngẫu nhiên mà tôi muốn dài dòng kể lể về mối quan hệ giữa gia đình chồng và chồng của tôi. Có lẽ các bạn sẽ cười tôi vì cho rằng đây là chuyện tầm phào, đâu có gì mà để kể lể. Nhưng thật ra, nó làm cho tôi phát ngán về mối quan hệ đó. Mối quan hệ được cho là đi quá cái giới hạn của nó. Tôi đồng ý, làm cha mẹ ai cũng muốn quan tâm đến con cái mình, muốn lo cho nó những thứ tốt nhất. Nhưng cái đó là quãng thời gian bạn chưa lập gia đình, chứ đã lập gia đình rồi thì thiết thật bạn phải lo cho người bạn đời và ngay cả người làm cha làm mẹ cũng biết đến điều đó. Họ chỉ thật cho lời khuyên cần thiết và che chở bạn một lần nữa khi bạn đang trong hòan cảnh khó khăn. Ấy vậy, mà ba mẹ chồng tôi lại hòan tòan nhúng tay vào tất cả mọi việc trong gia đình chúng tôi sau khi chúng tôi đã là vợ chồng. Sau đám cưới , tôi có được cơ hội sống cùng gia đình anh(lúc đó họ qua để dự đám cưới của chúng tôi)được vài tháng.


Cứ hễ thấy tôi ở đâu đó trong phòng, là bà lại lôi tôi ra nhà bếp...cố ý là dạy tôi cách nấu , cách nêm nếm khẩu vị ăn như bà, phải nói là mặc dù ngôn ngữ giữa tôi và bà khá là bất đồng nhưng bà rất hào hứng trong việc truyền đạt kinh nghiêm nấu nướng cho tôi. Bà dặn tôi rằng "chồng con không ăn cay nhiều trong món càri này", rồi nào thì "con cho 2 muỗng bột nghệ thôi nha"..."con nhớ đừng nêm đường con nhé, chỉ muối thôi". Còn sợ tôi quên, bà nhờ em chồng tôi viết hẳn ra giấy những thói quen ăn uống của chồng tôi, rồi dặn tôi lấy nó ra xem cho thuộc . Và cứ dặn đi dặn lại hòai việc ăn uống của chồng tôi như là " con nhớ nấu ăn cho nó đúng giờ", " nó đi làm về mệt con nhớ làm nước cam cho nó uống". Không biết tôi có hiểu hết những gì bà nói hay không, nên bà cứ phải nhờ em chồng tôi nói lại cho đến khi nó đi vào trong đầu tôi. Tôi thật sự rất bực vì có cảm giác là mình chẳng khác gì “maid”, nhưng biết ông bà lặn lội từ Ấn qua dự đám cưới và là người tổ chức nên tôi không dám lời qua tiếng lại, chỉ sợ anh buồn.

Cuộc sống vợ chồng không phải lúc nào cũnh bình yên cả, đôi khi phải có sóng gió thì mới tạo nên cảm giác gẩn gũi thêm. Vậy mà, mỗi khi chúng tôi có chuyện là ông bà tìm cách hỏi cho ra lẽ đó là lỗi của ai, rồi chỉ kêu mình tôi lại phân tích. Nhiều lúc tôi tỏ ý không hài lòng, là tôi lại nổi giận với anh, cho rằng anh là người đi học lại cha mẹ. Là y như rằng, cả gia đình bên chồng cùng hợp mặt một cách rất nghiêm túc vì nghĩ chuyện gây gỗ không bao giờ xảy ra trước đây. Sau vài lần như vậy, mẹ anh bắt đầu tỏ ra trầm cảm, bà ít nói hẳn đi và luôn đăm chiêu nghĩ ngợi cái gì đó. Bà hay than với ông, và bệnh trông thấy. Tôi cảm thấy mình có phần lỗi trong đó, nhưng tính tôi bướng không chịu xin lỗi ai bây giờ trừ khi đó thật sự là lỗi của tôi.

Bà nói nếu anh lấy vợ Ấn thì có lẽ cuộc đời anh sẽ đỗi sang hướng khác. Không phải lúc nào cũng gân cổ để gây lại với vợ, không phải lúc nào cũng suy nghĩ về cuộc sống gạo tiền vì các bà vợ Ấn sẽ chấp nhận những gì chồng họ kiếm được. Họ sẽ nấu cho anh những món cà-ri , những món snack và tea…chứ không phải như tôi đi mua bánh mì sandwich rồi để đó trong tủ lạnh, nếu chồng muốn ăn thì chỉ việc toast lại. Những bà vợ Ấn thật sự rất chiều chồng, trong khi đó tôi rất dở chứng, chỉ thật sự chui vào bếp khi tinh thần tui hòan tòan thỏai mái.

Tôi lại càng không có thói quen dậy rất sớm như bà để chuẩn bị bữa điểm tâm cho chồng cho con. Bà thường dậy khỏang 5 giờ, và gõ cửa phòng của chúng tôi để cố ý muốn tôi cùng bà xuống bếp làm đồ ăn sáng. Lần nào cũng vậy, con ma ngủ nó không cho phép tôi làm điều đó, nên nó rất bực mình…muốn hết lên thật to, nhưng thôi phải cố làm cho bà vui, ít nhất là trong khỏang thời gian bà ở lại. Bà moi móc hết trong tủ lạnh và nói rằng những thức ăn nào còn ăn đựợc thì phải sáng tạo một chút, chứ đừng lãng phí nó. Như bữa sáng đó, bà chuẩn bị idly cho cả gia đình nhưng lại không có đồ để làm chutney…sẵn có nhiều ớt đỏ, thế là bà nghĩ ngay đến “Chilies chutney”, tôi rất khâm phục vì cái gì bã cũng chế biến được…nhưng tôi không thích cái là bà hay than vãn về tôi.

Cũng chỉ vì tình hay than van và thấy buồn khi con dâu mình không phải là dạng người tề gia nội trợ nên bà muốn về lại Ấn nhanh hơn dự tính. Và trong ngày đưa bà ra sân bay, bà vẫn không quên dặn tôi suốt “ Con nhớ là người vợ tốt, cố gắng học nhiều món ngon rồi nấu cho nó ăn nha con, mẹ chỉ mong con được như vậy”