Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

Kiện hàng từ Ấn Độ

Sau khi sinh xong Abi, mình bị stress và cũn chính vì vậy các tuyến nội tiết bên trong cũng thay đổi nên làm cho da dẻ của mình không còn hồng hào như ngày trước nữa. Mà thay vào đó, là một làn da xanh xao, lúc nào cũng mệt mỏi. Mẹ mình có hốt mấy bài thuốc bắc, nhưng lại đắng quá vả lại mất công sắc thuốc, rồi nấu thuốc cũng gần 3 tiếng đồng hồ. Nên mình lười không muốn uống.

Anh thấy vợ không còn như ngày trước nữa, nên cũng tìm mọi cách để mình lấy lại da vẻ như hồi còn trẻ. Thế là, anh gọi điện cho em trai, bảo chú vào bệnh viện chuyên về Ayurvedic, nói tình trạnh bệnh của chị dâu rồi gởi qua đây.

Và cách đây 2 ngày, mình nhận được một kiện hàng gởi từ Ấn Độ. 2 vợ chồng thấp thởm hồi hộp, vì ba mẹ chồng nói có gởi quà cho bé Abi. Mới vừa mở ra, nhìn thấy một đống chai lọ thuốc, tò mò khui vài lọ thì mình giật bắn người lên, lắc đầu nguầy nguậy và bảo là không muốn uống vì màu của nó thật đen, nhầy nhầy và mùi hăn hắc. Anh quệt một ít lên ngón tay rồi đưa vào miệng nếm, quay qua bảo với mình rằng nó an tòan, mùi vị dễ uống rồi cố thuyết phục mình uống. Thấy anh tận tình quá, nên tôi phải cố gắng uống để không bỏ công anh .

Một đống chai lọ, tòan thuốc và thuốc




Thế là anh đảm đang luôn vai trò nhắc uống thuốc và pha sẵn rồi đưa cho tôi. Tôi chỉ cần mở miệng rồi uống, chứ không cần phải đi lấy thuốc nên tôi phải kiên trì cho quá trình điều trị này mới chóng khỏi.

Còn đồ của Abi, thì khỏi phải chê rồi. Ông bà nội tự đi chọn đồ, vậy mà kích cỡ vừa in. Mặc ra đường, bé là đề tài tâm điểm của mọi người. Ai cũng muốn ôm và chụp hình chung với bé, mà chẳng màng đến ba mẹ của bé gì cả.

Ông bà nội gởi cho bé 4 bộ đồ


Tuy còn nhỏ, nhưng bé đã biết tạo dáng.








Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010

Hình Abi 10 tháng tuổi

Abi đã được hơn 10 tháng tuổi. Mặc dù con không xổ sữa như những em bé khác nhưng con lóc chóc lắm. Miệng cứ tối ngày " cha, cha...ba,ba", rồi thì con tặc lưỡi, phun mưa, con làm đủ thứ trò nhưng tại sao con không nói được một tiếng " mẹ" hay "ma, ma" nhỉ?.















Anh đã vào khuôn khổ

Có thể tạm nói là anh đã vào nề nếp tác phong của gia đình ba mẹ tôi. Anh biết đến giờ cơm là xuống nhà bếp, phụ cô giúp việc đem chén đũa,sau đó xắt ớt cho nước mắm hay nước tương vào dĩa, rồi sau đó bới cơm và mời ba mẹ tôi cùng ăn cơm. Anh đã dần thích nghi được với lối sống của người Việt. Có nghĩa là ăn uống đúng giờ giấc, không còn thói quen ăn trễ như hồi còn ở Ấn và Singapore. Không còn bề bộn, lượm thượm nữa mà thay vào đó là một người nề nếp, biết dọn dẹp đồ đạc. Anh không còn ăn uống đòi hỏi như lúc trước nữa mà bây giờ anh đã anh được hết tất cả các loại bún như phở, bún riêu, mì, hủ tiếu, cơm tấm, bún chả giò... Đặc biệt là anh rất mê món phở, tất nhiên không phải là phở bò rồi(có dụ cách mấy anh cũng không ăn thịt heo và bò), mà là phở gà rồi còn tấm tắc khen ngon, cứ một hai hay 3 ngày lại đòi ra phở 24. Có lúc thấy thương anh quá, nên làm cho anh mấy món Ấn mà anh thích mặc dù nguyên vật liệu không đủ nhưng anh vẫn hít hà và bảo vợ làm ăn ngon quá. Có lẽ hai hay 3 tuần anh mới ăn được một lần đồ ăn Ấn nên anh thấy ngon là phải.
Nước mắm đã trở nên quen thuộc với anh

Ông bà ta có câu " Dạy con từ thưởu còn thơ, dạy vợ từ thưởu ban sơ mới về". Câu nói đó thật là đúng, nhưng ở đây gia đình vợ lại dại con rể tứ lúc bước chân vào ở rể nhà ba mẹ tôi. Họ muốn anh phải theo nề nếp, phong tục của gia đình nên ba mẹ tôi đề ra hàng lọat giờ giấc từ ăn uống ngủ nghỉ đến việc chơi chung với con, nên có những lúc anh bực bội vì nghĩ mình không khác gì một đứa trẻ lên 3, là những lần đó anh tỏ ra gáu gắt với tôi. Nhưng tôi cũng phải tay vừa, vậy là anh phải chịu lép vế. Ba mẹ hay nói với tôi rằng" Con phải dạy thằng Raj vào nề nếp đàng hòang, cứ ngày một ngày hai nói riết thế nào rồi nó cũng phải nghe mà thôi". Thậm chí, ba mẹ tôi còn không cho phép tôi xuống bếp nấu ăn cho anh, mà những chuyện như vậy thì cứ nhờ chị phụ bếp là được rồi, chứ không được mất thời gian cho mấy cái việc vớ vẩn như vậy. Nhiều lúc muốn nấu cho ăn vài món, nhưng chỉ đợi khi nào ba mẹ không có ở nhà, thì 2 vợ chồng cùng bày biện nấu cùng nhau. Mệt mỏi vậy đó,nhưng đôi khi nó lại làm cho hương vị cuộc sống đầy màu sắc.
Phụ mẹ bới cơm


Và lúc nào cũng là người ăn sau cùng


Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2010

Sự nổ lực của anh trong việc học tiếng Việt

Thế là anh đã học Tiếng Việt được 1 tháng. Mặc dù anh phát âm rất khó khăn nhưng tôi và ba mẹ thấy thật là vui vì ít nhất anh đang nỗ lực thật nhiều để hòa nhịp vào cuộc sống của người Việt.

Giờ học của anh


Tạm thời, anh sử dụng cú pháp còn sai nhiều. Như anh dùng đại từ nhân xưng lọan xạ cả lên. Anh cứ liên tục xưng "Con" với tôi, còn ba mẹ tôi thì anh dùng "Tôi", còn ngay cả với Abi thì anh lại bảo "Anh yêu em". Nhiều khi anh làm tôi tức phát điên lên được khi tôi cố gắng nói một từ nào với anh thường xuyên, vậy mà khi anh nghe người khác nói lại y chang từ đó thì anh đứng đực ra, lắc đầu nguầy nguậy ra hiệu như không hiểu. Anh làm tôi bẽ mặt nhiều lần trước bà con trong gia đình về khả năng nói Tiếng Việt của anh, nhưng lần nào cũng có một sự cố xảy ra thì tôi chỉ muốn độn thổ.


Bên nhà ngọai tôi tổ chức ăn uống cuối tuần nên gia đình tôi ai cũng có mặt đông đủ. Tôi nói nhỏ với anh nên nói tiếng việt với mọi người sẽ làm cho bầu không khí thêm sinh động. Anh nghe lời tôi xổ một lọat tiếng việt "tràng lang đại hải" mà thậm chí anh không biết nó đúng hay sai. Mở đầu câu chuyện, anh vòng tay ra phía trước, chào ông bà ngọai " Chào ông bà quọai, Con có khỏe không?". Trời ơi, tôi ngượng cả mặt. Có ai xưng ông bà ngọai là con, đã vậy còn khóai chí cười tủm tỉm ra mặt vì nghĩ rằng mọi người thật sự bất ngờ về tiếng việt của anh.

Sau khi đã đâu vào đấy, mọi người cùng ngồi xuống ghế. Thì chỉ riêng có anh, một tay chỉ trỏ vào cái ghế rồi bảo" Ghê, ghê", ai ai đều đổ dồn cặp mắt vào cái ghế của anh rồi nói với nhau " Ủa, cái ghế của Raj bị gì mà nó bảo là ghê", rồi họ bảo tôi hỏi anh nó ghê chỗ nào. Tôi hơi ngờ ngợ không biết anh muốn gì rồi hỏi "What do you mean?". Một lần nữa anh lập lại " Ghê,ghê", nhưng biết tỏng rằng không ai hiểu nên anh phụ đề thêm " Ghê, chairrr"

Tính tôi hơi nóng, mỗi lần như vậy thì tôi lại sinh sự gây với anh. Rồi bảo anh về Ấn đi, đừng ở đây làm gì mà chỉ mỗi việc học tiếng việt cũng không xong, thì đừng nói đến việc anh muốn làm kinh doanh ở Việt Nam. Ba mẹ tôi cũng nhận ra được điều đó, nên khuyên tôi nói năng với chồng cho nhỏ nhẹ, không thì có mà hối hận.