Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2010

Chán nản với FRO ở Ấn Độ

FRO. Đó là 3 chữa cái đáng ghét nhất của tất cả những ai sinh sống ở Ấn Độ. Ai ai cũng phải trả một chuyến viếng thăm đến "Foreigners’ Registration Office" ít nhất 2 lần một năm để xin gia hạn giấy tờ. Nó là một trong những thói quan liêu được thể hiện rõ ở đây.

Bạn chẳng có thể làm gì được hơn ngòai việc chấp nhấn nó và làm theo. Đó là kinh nghiệm của tôi mỗi khi đến đây. Tôi có dịp chứng kiến các quan liệu làm việc trong từng hành động và lời nói của họ. Việt Nam vẫn còn thủ tục này mỗi khi cần làm bất cứ giấy tờ gì liên quan đến bộ máy nhà nước, nhưng dù sao đi nữa cách giải quyết công việc ở VN vẫn còn nhanh lẹ hơn ở Ấn Độ.


Quang cảnh thì thật là ảm đạm. Không có đường lối xếp hàng, không có bảng báo, không có ai màng đến việc bạn đến đây để làm gì. Các trần nhà dường như không được sửa sang từ hàng mấy thập kỷ qua. Một nửa căn phòng được chia ra thành văn phòng,nơi những người đàn ông đóng thùng trong bộ áo sơ mi với những bộ râu ria ngồi đằng sau bàn làm việc được xếp theo hàng lối rất trình tự. Ho đang tất bật với những sổ sách. Các hồ sơ được chất thành đống và không có nỗi một các máy vi tính để làm việc.

Phân cách bởi một tấm kính lớn với một ô cửa sổ, một nửa căn phòng còn lại là phòng chờ đợi. Đối mặt với những người đàn ông quan liêu là những bộ mặt mệt mỏi , phờ phạt vì phải ngồi chờ và làm thủ tục cả hàng giờ đồng hồ.

Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ đến FRO chỉ trong một lần. Mà phải đến cả 4 hay 5 lần vì mỗi lần bạn được thông báo là thiếu giấy tờ này hay thiếu giấy tờ nọ và cần phải bổ sung.Hay mỗi khi bản sao cần( không có máy photocopy ở đây - bạn phải rời khỏi FRO và chạy đi kiếm chỗ để photo ở một quầy bán hàng nhỏ-nó có thể lấy mất cả gần nửa tiếng cho công việc cỏn con này). Thậm chí, khi bạn đã có đủ hết tài liệu thì cũng có một vài trục trặc mà bạn dường như không lường tới được. Và bạn phải chờ. Đây là một phần của tiến trình. Họ mất cả khỏang thời gian để sao chép tất cả những thông tin chi tiết của bạn vào sổ cái rồi đóng thành file. Tôi chẳng biết họ làm gì với 6 bức hình passport size mà họ yêu cầu để gia hạn thêm visa cho tôi.

Để làm công việc thêm phức tạp, họ yêu cầu bạn điền form cho 3 tháng gia hạn rồi 9 tháng gia hạn. Mỗi năm. Chỉ để đảm bảo rằng bạn phải ghé qua FRO ít nhất là 2 lần 1 năm. Và mặc dù, họ đã có đầy đủ thông tin, hồ sơ mà bạn đã nộp vào lần vừa rồi, thì họ lại yêu cầu bạn nộp tất cả thêm một lần nữa. Tất nhiên, là không quên trả tiền phí bằng đồng USA . Cũng giống như VN, đồng rupee không có giá trị ở Ấn Độ.

Việc viếng thăm FRO cũng giống như là một bài test kiểm tra lòng kiên nhẫn, mà không được có bất kỳ sự phàn nàn về bộ máy nhà nước của Ấn Độ. Theo tôi nghĩ, các bước xin gia hạn thật là đơn giản nếu tôi ở Singapore hay Úc. Ở đó, không có phỏng vấn, giấy khám sức khỏe hay dấu vân tay được yêu cầu.

Chồng tôi cũng rất bực tức về thói làm việc lề mề đầy quan liêu ở đây. Passport của anh cũng đến gần ngày cần phải gia hạn trước khi qua VN cho dịp tết nguyên đán, nên anh đã lo nộp hồ sơ cách đây 1 tháng nhưng vẫn không thấy có bất kỳ cuộc gọi nào báo anh lên lấy. Anh gọi lên để hỏi thì nhận được một câu trả lời không có thiện chí,rằng họ không chắc là khi nào sẽ xong vì họ còn rất nhiều hồ sơ để giải quyết trước khi đến lượt anh. Thế là anh kiên nhẫn giải thích cho họ về trường hợp cấp bách mà anh cần phải có nó trong 1 tuần nữa. Thì được họ bảo là " why dont you go an express way?" . oh, bạn phải biết rằng ở Ấn Độ, có 2 cách giải quyết; một là ordinary way hoặc express way. Và họ khuyên anh nên chọn giải pháp express way. "Ok, then convert it into express way, please"." Sir, but you have to come back after 1 week so we will tell you whether you can convert it or not". Vậy là sao?. Có nghĩa là họ không có khả năng giải quyết công việc một cách thông minh được, họ thích đi từ từ. Họ thích bạn phải chờ mặc dù họ biết ở đó có hướng giải quyết. Chúng tôi quá bất mãn, nhưng chẳng làm gì được hơn là phải chờ cho hết 1 tuần rồi chồng tôi sẽ xin trực tiếp từ Indian Embassy từ Singapore. Chứ như thế này, chắc gia đình chúng tôi không thể nào đòan tụ vào dịp tết 2010.

1 nhận xét:

  1. Mình đã đến VP này làm giấy cư trú rồi. Công nhận là thấy lộn xộn và mọi người thì xếp hàng ra đến tận cửa. Được cái làm dịch vụ, nên không xếp hàng gì cả, đến cho người ta nhìn thấy mặt rồi về thôi....mất 5 phút ;-)

    Trả lờiXóa