Người hàng xóm của chúng tôi thật tốt bụng, ông thương lượng với người giúp việc của ông để đến nhà phụ giúp chúng tôi việc nấu nướng và lặt vặt hàng ngày chỉ với giá 500 rupees một tháng ( khỏang 200 ngàn việt nam đồng). Một khỏang tiền lương cho người giúp việc ở Ấn quá rẻ, trong khi đó mẹ tôi phải trả cho người giúp việc luôn tiền ăn ở khoảng 1,8 triệu. Tôi ok ngay. Ông bảo tôi rằng người làm của ông đã giúp việc nhà cho ông được 6 năm nay và là một người có thể tin cậy.
Việc kiếm "maid" ở Ấn không phải là một vấn đề khó khăn . Chỉ cần một mẩu tin vặt là ngay lập tức mấy người đã đứng xếp hàng ngòai cửa chờ xin việc. Và điều này hòan tòan giống như VN mấy năm về trứơc, còn bây giờ thậm chí bạn trả cho họ 2triệu nhưng họ vẫn còn lượng lự không muốn chọn công việc này, họ chẳng thà đi làm công nhân sướng hơn.
Tôi đã phát hiện ra rằng sự hiện diện của "maid"trong nhà là khá thú vị.Tuy nhiên, cô ấy không ngừng than phiền với tôi về tiền, chồng không thể đi làm, sự mệt mỏi và bệnh tật. Cô nói chuyện với tôi bằng Telugu, tuy nhiên đôi khi tôi không hiểu rõ chi tiết cô ấy muốn truyền đạt. Và quả thật đôi khi, tôi giả vờ là tôi không hiểu những gì cô nói.
Và tôi cảm thấy thật một chút gì đó cảm thông- cảm thông với hòan cảnh của cô. Cảm thông cho những gì cô phải vất vả làm lụng và ngược lại chỉ kiếm được rất ít. Cảm thông cho cô không có những niềm vui thích và thú vị trong cuộc sống, trong khi tôi đang thưởng thức hương vị cuộc đời. Tôi muốn bảo với cô hãy về nhà và nghỉ ngơi thay vì đến làm. Nhưng tôi được chồng tôi cảnh báo:" You can't do that.She’ll start taking advantage of you"
Vì thế, tôi luôn cho cô trái cây, chocolate và nước . Cô tỏ ra rất thân thiên và hay ôm tôi. Và tôi tự hỏi liệu cô ấy có lợi dụng cho money hay một đặc ân gì không? Hoặc không đến làm mà không thông báo. Tôi biết rằng tôi cần phải lập ranh giới với cô ấy, nhưng tôi không muốn mình cũng giống như những người không biết thương cảm cho những số phận cơ nhỡ.
Người làm ở đâu cũng thế, ở VN mình cũng vậy.... Khi mình thân thiện thì người ta lợi dụng, thế nên đừng thân thiện quá em à, giữ khoảng cách là tốt nhất.
Trả lờiXóaĐọc blog của bạn mình thấy rất thú vị. Mình mới sang Delhi được 1 năm. Vì chồng mình chuyển đến đây công tác. Thường thì mình thấy ở đây họ gọi maid là servant. Ấn Độ nặng về phân biệt giai cấp. Nên là mình cứ act in your class thôi. Nếu mình thân mật với người làm, thì người ta sẽ tự động nghĩ mình cùng giai cấp với người ta...Ở Ấn Độ, càng tốt với người làm thì nó lại càng khinh mình. Thế mới hay ;-) Maid của mình chỉ tự nhiên ngồi thụp xuống bóp chân cho mình (cũng hơi ngại vì mình ko yêu cầu), chứ không dám ôm mình đâu. Hoặc là lái xe, hồi mình mới sang mời nước uống và ngồi xuống để mình hỏi từ Hindi mà bạn ý cũng không dám. Nói chung là giữ khoảng cách, và ra vẻ "bà chủ".
Trả lờiXóaà, nói nốt về vấn đề maid không đến làm và không báo. Hồi đầu mình cũng vậy, cô ý nói con bị ốm đi bệnh viện, rồi tự nhiên có hôm đến nhà mắt tím bầm. Nên mình cho nghỉ, về sau hơi tý là nghỉ, đến chỉ nói là ốm, đi bệnh viện. Mình tức quá, bảo mình không cần biết ốm đau sầu não hay mưa bão gì. Cứ nghỉ thì trừ tiền. Thực ra 1 ngày trừ chẳng đáng bao nhiêu, nhưng tự nhiên thấy chăm đi làm hẳn lên.
Trả lờiXóa