Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2010

Lần đầu tiên ra mắt ba mẹ chồng(Completed)

Ba mẹ anh được thông báo rằng chúng tôi sẽ tổ chức lễ cưới vào tháng 6 nên anh bảo họ đến Singapore để dự lễ cưới và cũng như chúc phúc cho chúng tôi. Tôi cũng được anh tâm lý một ít về ba mẹ chồng nên tôi có phần tự tin cho cuộc gặp mặt này.

Và ngày ấy đã đến, tôi đã gặp ba mẹ và em trai anh ngọai trừ chị và anh rể không thể đến vì họ ở tận Canada, họ đến trước tôi 1 ngày. Ngay lần gặp đầu tiên, họ đã tạo cho tôi một cảm giác thật ấm cúng và nồng nhiệt, nhất là em trai anh cứ líu la hỏi chuyện tôi như thể tôi là người nước ngòai đầu tiên anh gặp mặt. Anh bảo tôi ba mẹ anh hiền và ít nói lắm nên tôi không cần phải kiêng nể gì. Thế là tôi tin ngay.

Ngày hôm sau, anh dẫn tôi mua sắm cho ngày trọng đại. Tôi thương anh lắm, vì lễ cưới này là do một mình anh đứng ra điều động nên tôi chẳng có gì bận tâm cả. Lúc đầu, chúng tôi định thuê áo cưới nhưng khi ướm thử vào người thì không vừa cái nào cả. Thời gian lại cấp bách, còn nhiều thứ phải mua sắm nên chúng tôi không có nhiều thời gian để đi từng nơi thử đồ nên anh bảo cứ ra khu Orchard mua, mắc nhưng chắc có size của tôi và mẫu mã cũng nhiều, không cần phải chạy chỗ này chỗ nọ, mất thời gian. Không tốn nhiều thời gian cho lắm, tôi đã chọn cho mình một chiếc áo cưới vai trần thật giản dị nhưng đối với tôi nó thật đẹp vì nó sẽ là bạn đồng hành cùng tôi trong lễ cưới. Chiếc áo cưới đã được chọn xong, anh mua cho tôi đôi guốc trắng rất đẹp và sợi dây chuyền được đính nhiều đá đầy màu sắc trông thật rạng ngời đi kèm với đôi bông tai cùng màu. Tôi thầm cảm ơn anh, đã không quên để ý đến những chi tiết nhỏ mà nếu là tôi chắc tôi sẽ không nhớ tới cho ngày trọng đại gấo rút này. Sau khi mọi thứ đã xong, anh mới nghĩ đến chuyện mua sắm cho riênh anh như chiếc áo vest và đôi giày.

Chuyện shopping đã xong, chúng tôi quay vội về nhà để sắp xếp những thứ còn lại. Khi vừa về đến nhà, mẹ anh hỏi chúng tôi đã mua thứ gì và thế là tôi khoe ngay cho bà chiếc áo cước trắng mà tôi ưng ý nhất. Bà bảo nó trông đẹp nhưng bà không thích kiểu áo này vì nó hở nửa ngực. Anh bảo bà rằng style ăn mặc từ trước đến giờ của tôi là vậy, bà chấp nhận một cách e dè nhưng bảo tôi rằng dù sao đi nữa tôi vẫn phải khóac lên mình chiếc áo saree mà bà vất vả mang từ India qua. Tôi đồng ý mặc nó nhưng không phải ở nhà hàng nơi chúng tôi đãi khách, mà chỉ là mặc ở nhà để làm lễ. Bà buồn nhưng không nói gì, tôi nhận ra điều đó nhưng đã cố ý phớt lờ.

Khỏang 6 giờ, bà đi vào phòng và ra hiệu tôi thay đồ để chuẩn bị. Bà sẽ giúp tôi mặc áo saree. Tôi tự mình mặc cái váy che bên trong saree, rồi bà cẩn thận lấy ra một chùm kim kẹp và bắt đầu việc quấn saree quanh mình tôi. Bà tỉ mỉ xếp saree thành nhiều nếp dài phía trước và 2,3 vòng quấn là xong áo saree. Tôi thầm cảm ơn bà, vì tôi cảm nhận được nó giống như tình thương từ chính mẹ tôi. Tôi nhìn bà với ánh mắt thật trìu mến và không quên bảo bà rằng có thể hạ thấp saree xuống dưới phần dưới rún được không, vì bà quấn nó quá gần lên trên phần bụng, bà không hiểu tôi muốn nói gì nên tôi tự tay chỉnh lại phần saree cho nó xuống một chút. Bà bảo "No,no", rồi chỉnh lại. Tôi để bà muốn làm gì tôi cũng được, nhưng ngay sau đó khi đã khuất mặt bà tôi một lần nữa kéo nó xuống dưới rún, vì tôi quan niệm như vậy mới trẻ. Bà không để ý gì, vài ngày sau chồng tôi khoe hình thì bà ngạc nhiên không biết từ khi nào phần saree lại bị trĩu xuống như vậy vì bà đinh ninh bà đã kẹp rất chặt bằng kim kẹp.

Chiếc áo saree do mẹ anh quấn




Khi làm lễ xong , tôi thay ngay saree để khóac lên mình chiếc áo cưới trắng tự tôi chọn. Ai cũng xuýt xoa khen tôi chọn khéo chỉ trừ bà. Trong lễ cưới, tôi đã khóc, khóc vì sung sướng và cũng khóc vì không có sự hiện diện của cha mẹ tôi, điều mà tất cả các bậc phụ huynh đều mong ước trong ngày cưới của con mình. Tôi tự bảo mình hãy cố lên, đây là chặng đường mà tôi đã chọn và hãy vững tâm bước đi cùng anh quãng đường còn lại. Ba và em trai anh dặn dò chúng tôi rất nhiều thứ như chúng tôi hãy biết thương yêu nhau, hãy sống tốt để chứng minh với ba mẹ tôi rằng những gì tôi chọn là đúng. Mọi người đến thật đông đủ.

Bên cạnh người đã chứng giấy hôn thú


Mọi người cùng quây quần nghe ông tuyên bố lễ thành hôn


Bạnh anh ký tên vào marriage certificate như một "witness"


Tôi và anh cùng ký


Tôi và anh chính thức thành vợ chồng


Vòng hoa được trao cho nhau










Gia đình chồng


Ba mẹ anh chúc phúc cho chúng tôi


Bên những người bạn








Sau ngày cưới, chúng tôi đã chính thức trở thành vợ chồng. Chúng tôi thật hạnh phúc vì từ đây anh lúc nào cũng ở bên cạnh tôi và tôi sẽ luôn luôn bên cạnh anh. Để chia sẻ niềm hạnh phúc ấy, ba mẹ anh muốn ở lại thêm một vài tháng với chúng tôi và dĩ nhiên chúng tôi rất vui.

Một chút mệt mỏi


Còn ai đến nữa không ta!


Tôi có một thói quen xấu, đó là được phục dịch khi còn ở VN nên tôi hơi ỷ lại. Tôi không quen làm công việc nhà hoặc nếu có làm thì chỉ là khi nào tôi thích thì tôi sẽ làm. Anh cũng biết điều này vì chúng tôi đã quen nhau khá lâu và một lần anh về VN, ba mẹ tôi đã nêu rất rõ với anh, rằng tôi rất làm biếng. Nhưng anh hiểu rõ tôi không đến nỗi tệ đến như vậy, lý do đó thật ra chỉ để bảo anh hãy quên đi việc làm đám cưới với tôi. Mọi thứ đã trở nên tệ hại khi tôi lại áp dụng nó khi ba mẹ anh đang ở chung. Tôi thức dậy rất muộn, vì anh đi làm sớm nên tôi đóng cửa phòng và ngủ vùi thêm vài tiếng đồng hồ hoặc làm những gì tôi thích đến 11 giờ, thì tôi mới mở cửa phòng, chào ba mẹ chồng, em rể và tung tăng đi vào phòng tắm như thể tôi không biết thẹn là gì. Những tưởng chỉ là ngày một, ngày hai nên ba mẹ anh chẳng nói gì. Nhưng nó đã lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác cho đến khi ba mẹ anh than phiền với anh về tôi. Họ bảo anh giờ giấc của tôi thật kỳ quặc, không dậy sớm để cùng gia đình ăn sáng rồi cùng mẹ đi chợ, nấu ăn, mẹ chồng thì dậy từ sớm để làm điểm tâm cho cả nhà còn tôi thì ngủ khì trong phòng. Anh cố ý bao che cho tôi, và bảo họ rằng từ từ anh sẽ lựa lời khuyên. Họ không nói gì thêm vì những gì anh nói, họ không muốn phản kháng. Được nước làm tới, tôi không màng treo đồ phơi mỗi khi máy giặc báo hiệu" Finished", và bà phải tự mình lấy xuống nhưng chứng đau lưng đã làm cho bà thôi việc làm đó và một lần nữa bà bảo anh. Có lẽ, anh không muốn nghe thêm một lời than phiền nào nữa nên đã bảo tôi hãy chăm sóc việc nhà cửa phụ mẹ. Tôi trách anh không nhớ những gì anh đã hứa với tôi trước khi cưới là không bắt buộc tôi làm gì mà tôi không thích. Tôi giả vờ giận hờn, bảo anh là em trai anh ở đó làm gì mà không phụ mẹ, tại sao mẹ anh không than phiền con trai bà trong khi hắn cũng chẵng làm gì phụ bà cả. Bộ hắn không biết mẹ hắn có chứng bện đau lưng hay sao mà để mẹ làm những công việc như thế , còn hắn thì nhởn nhơ ngồi suốt ngày trước chiếc máy vi tính. Tôi nói chừng nào hắn phụ mẹ anh thì tôi sẽ phụ. Anh lặp lại những gì từ miệng tôi cho em trai rồi bảo hắn sắp xếp thời gian mà phụ mẹ. Hắn lại đi nói lại với mẹ hắn, thế là từ đó về sau bà chẳng than phiền gì về công việc nhà với tôi nữa. Nhưng tôi không phải là kẻ khó ưa đến như vậy, tôi cũng có một chút lòng tự ái nên tôi đã biết phụ bà và cùng bà vào bếp. Quãng thời gian đó thật vui vẻ.

Một số khách mời


Cùng trao rượu




Marriage certificate




Tôi rất thích shopping, nên tôi hay rủ anh đi mặc dù trong đầu tôi chẳng biết mua thứ gì. Tôi đã list ra những nơi cần đi trong tuần và bảo cả nhà chuẩn bị. Mặc dù đã lên lịch và thời gian, nhưng ba mẹ anh và em trai anh đã không quên thói lề mề chính gốc của người Ấn. Lúc đầu, tôi không nói gì, nhưng lần nào cũng vậy cả nên tôi đăm ra cáu gắt trước anh và ba mẹ. Chuyện gì có thể cho qua thì anh cho qua, còn việc nói bóng nói gió trước mặt ba mẹ anh thì anh phản kháng rất dữ dội. Anh bảo họ đã lớn tuổi, tôi phải biết chờ đợi và thông cảm cho họ vì họ không còn sức khỏe như tôi mà chạy nhảy tung tăng như bướm. Tôi ậm ừ, xin lỗi anh. Nhưng tính cách đã là tính cánh, rất khó sửa. Tôi càng tỏ ra khó chịu khi shopping hay đi đâu chơi, chỉ khỏang được 5-10 phút là họ tìm chỗ ngồi nghỉ nửa tiếng, rồi lại đi được mất phút và tìm chỗ nghĩ. Nhưng tôi phải chấp nhận, không làm được gì hơn.

Tôi rất hiểu quy luật về tình thương của cha mẹ đối với con cái, nhưng ba mẹ anh đã thể hiện nó một cách thái quá. Đàn ông lấy vợ cần tỏ ra bản lĩnh để người vợ có thể yên tâm vững chãi nên tôi thường bắt anh làm nhiều thứ như là xách đồ cho vợ mỗi khi shopping, thế mà mẹ anh lại xót con, sợ con đau nên bà cố giành lấy về phần mình. Tôi nói ra ngay lập tức rằng bà hãy để việc đó cho con trai bà, vả lại bà đã yếu không nên xách nhiều như vậy. Tôi liếc mắt, ra lệnh cho anh nói lại với bà. Bà đưa cho anh một cách miễn cưỡng và đã nói đi nói lại rất nhiều về vấn đề này.

Vấn đề ăn mặc của tôi cũng là một đề tài nóng bỏng cho ba mẹ anh nói hằng ngày. Họ bảo tôi nên mặc áo saree và punjabi dress vì tôi đã là phụ nữ có chồng, không còn như ngày xưa nửa để có thể mặc những gì tôi thích. Bà không thích tôi mặc váy quá ngắn qua gối hay những chiếc áo để hở ngực hay vai. Tôi tỏ ra không thích vì nghĩ mình bị áp đặt, nhưng anh nói là chỉ làm cho họ vui khi còn ở singapore thôi, chứ đó là quyền của tôi, ai mà cấm cản được.

Những khi, tôi bực anh chuyện gì là tôi tỏ thái độ ngay lập tức, tôi hậm hực quay mặt đi về hướng khác hay cãi lại với anh. Đó là chuyện thường ngày đối với anh, nhưng nó không bình thường chút nào đối với ba mẹ anh. Họ lấy làm rất lạ là tại sao tôi có thể tỏ thái độ thiếu tôn trọng như vậy đối với chồng, trong khi phụ nữ Ấn kính trọng chồng như một vị thần linh tối cao. Họ nghe một cách răm rắp, ít khi gây gỗ. Anh lại một lần nữa thuyết phục rằng tôi là như vậy, không có ý gì, chỉ là tính tôi rất nóng nhưng tôi lại thươnh chồng hết mực. Nên anh không trách chuyện cỏn con ấy. Và hình như anh đã quen, mỗi lần như vậy, anh làm việc khác, tránh nhắc đến đề tài đó và là người làm huề trước. Chỉ có tôi và anh hiểu nhau mà thôi. Nên theo quan điểm của họ, thì tôi không phải là một người vợ chu tòan và đôi lúc buồn về tôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là lúc nào chúng tôi cũng có chiến tranh lạnh, cũng có lúc tôi làm cho hạnh phục rất hạnh phúc: tôi tự tay thoa bóp cho bà mỗi khi bà đau lưng, tôi tích cực học Telugu để có thể hiểu họ hơn...

Cuối cùng, ba mẹ tôi quyết định qua thăm chúng tôi. Ông bà đã tha thứ và chúng tôi đã có những khỏang thời gian thật hạnh phúc. Ngày quay về VN ở changi airport, mẹ anh bảo em trai anh nói nhỏ với mẹ tôi về tôi. Mẹ tôi cười rồi bảo rằng lúc trước bà đã cảnh báo rồi sao bây giờ lại phàn nàn.

Nhưng dù sau đi nữa, thì tôi cố gắng không để cho mối quan hệ giữa tôi và ba mẹ chồng ngày càng tệ hơn .

Ông bà ngọai cùng cháu ( Tranh không lời)









shopping in Big Bazaar

Còn mấy ngày nữa là chúng tôi sẽ về đến VN cho tết nguyên đán, nên tôi và anh rủ nhau shopping ở khu Big Bazaar.



Big Bazaar là một chuỗi cửa hàng lớn đa dạng về hàng hóa và dịch vụ ở Ấn Độ mà tôi hay nôm na ví như là Mustafa ở Singapore ,với hơn 100 cửa hàng hoạt động. Nó là một công ty con của Pantaloon Retail Ltd của Ấn Độ, Future Group, nó nhái lạimô hình hình kinh doanh của Hoa Kỳ dựa trên Wal-Mart.

Khu sảnh chính của Big Bazaar


Anh gợi ý mua một vài bộ đồ truyền thống Ấn Độ cho Abi, nhưng hầu hết lưng quần thì quá chật còn chiều dài của thân quân thì quá dài nên anh bải chỉ mua 2 bộ, đến khi lớn thì sẽ may riêng hẳn cho Abi.

Đây là 2 kiểu design mà mình ưng ý nhất, mình cũng đã chọn design này nhưng lại là màu trắng, tết này sẽ đem về cho con mặc thử




Mình sẽ mua nuts làm quà cho mẹ, còn ba thì không biết thích gì. Mình muốn mua một vài đồ ăn khô của Ấn Độ nhưng không biết có hợp khẩu vị của ba mẹ không. Nhưng thôi kệ, cứ mua rồi tính sao.