Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2010

#1 Piya Piya o Piya- Bollywood love song for today




Nghệ thuật ăn xin ở Ấn Độ

Cách đây vài ngày, một người bạn tên Chr*** trong hội The overseas woman's club of Bangalore đã đưa ra một vấn đề mà cô khá là bức xúc, đó là nạn ăn xin. Ch. là phụ nữ Pháp lấy chồng Ấn và sinh sống tại Mumbai, mặc dù cô đã và đang sống ở Ấn gần 3 năm nhưng cô vẫn còn khó chịu về cảnh ăn xin. Cô bảo rằng mới đây, cô đã làm một thứ mà cô cho rằng cô thật sự xấu hổ về nó, đó là cô lỡ đánh một phụ nữ ăn xin bị cụt mất một cánh tay. Và Ch. đã đánh người phụ nữ ấy với một sức lực khá mạnh. Sau đó, cô thật sự ăn năn bởi hành động xấu xa và tìm những người bạn trên woman's club để có được sự chia sẻ an ủi. Nhưng ngay chính tôi còn phải ngạc nhiên, vì ai nấy trong woman's club đều thú nhận rằng một hoặc hai lần cũng đánh người ăn xin trên phố như thế. Nên chuyện đó là bình thường.



Khi cuộc thảo luận diễn ra càng sôi nổi về vấn nạn ấy, thì tôi nhận ra rằng Ch. không phải là người duy nhất đánh kẻ ăn xin. Hơn nữa, còn có người thậm chí đá cả những kẻ khốn khó ấy. Nghe như có vẻ những người nước ngòai quá ư là xấu xa.

Điều gì đã khiến Ch. phải hành hung một người phụ nữ không có khả năng tự vệ như vậy?. Hãy nghe cô ấy kể: Ch. và chồng bị mắc kẹt trong chiếc xe auto nhiều phút đồng hồ, vì nạn kẹt xe thường ngày ở đây. Và một người phụ nữ cụt cánh tay tiến lại gần 2 người, nhưng bà ta lại đóai hòai ngó đến chồng của Ch., rồi người phụ nữ ấy giơ thẳng 2 cánh tay về phía của Ch. Chắc suy nghĩ rằng Ch, là mục tiêu ngon lành nhất. Với cái lắc đầu tử tế từ Ch., bà ta bắt đầu gõ nhẹ xuống chân Ch. và đẩy chỗ cánh tay cụt về phía mặt của Ch. Một lần nữa Ch từ tốn nói bằng tiếng Hindi rằng cô ấy không có đồng bạc lẻ. Nhưng bà ta vẫn cứ rên rỉ và lần này là lay chân một cách mạnh dạn hơn. Ch. tỏ ra hơi bực dọc, nhưng vẫn làm chủ được tình thế nên cô chỉ một lần nữa lập lại rằng bà ta sẽ không nhận được bất kỳ đồng nào. Người phụ nữa ấy vẫn cứ cố tình lay chân của Ch. mạnh hơn nữa. Ch đã thực sự bực mình và hét tóang vào mặt kẻ ăn xin đáng tội nghiệp ấy, rồi quay mặt đi hướng khác. Nhưng có lẽ, người phụ nữ cụt chân ấy đã chai lì với những tình huớng như thế nên lần nay bà ta lại gõ mạnh vào đầu với Ch. với đôi bàn tay đầy cáu bẩn. Không làm chủ được bản thân nữa, Ch. đã ra tay rất mạnh bằng cái tát tay và xô người phụ nữ khốn khổ ấy thật mạnh. Sau khi đã bình tâm trở lại trong vài giây, Ch. bắt đầu cảm thấy mình thật là tội lội và đáng nguyền rủi.



Thật ra, tình trạng ăn xin ở Ấn Độ đang là một vấn nạn đau đầu của các nhà chức trách lãnh đạo. Vì ăn xin thật sự là một "business" ở đây. Các báo giới đã nói nhiều về nó.

Các tiêu đề trên báo chí đang đi sâu để tìm ra lối thóat, họ cho rằng các kẻ ăn xin thuộc về một băng đảng,nơi họ được đào tạo cách quấy nhiễu hành khách cho đến khi họ nhận được tiền thì thôi. Những kẻ mới vào sẽ học hỏi kinh nghiệm thâm niên từ những bậc ăn xin được gọi là "bậc thầy". Họ thậm chí đem thân thể tàn tật của mình ra làm thứ gọi là "quá thương xót" như lê lết trên đường phố với 2 chân bị cụt,để được bố thí vài rupee. Và càng rõ ràng hơn khi cảnh sát là người chứng kiến các diễn biến như vậy, nhưng lại chẳng làm gì được.



Sau khi kiếm được chút chát, những kẻ ăn xin ấy lại bị cướp trắng trợn hoặc phải chia đôi từ những tay đứng đầu băng đảng. Thường một ăn xin có thể kíêm được từ 500 đến 1000 rupess một ngày, và nhiều hơn trong những dịp lễ. Điều này chứng tỏ rằng một ngày xin của họ hơn cả một ngày làm việc quần quật và mệt mỏi của những người chạy xe auto hay một người phụ việc nhà.

Còn gì gây sốc hơn nữa là các dịch vụ đang bùng nổ cho thuê em bé ra để ăn xin. Thật chất là những kẻ ăn xin ôm đứa trẻ bị hôn mê trên tay, có khả năng không phải là con họ. Một đứa trẻ cho thuê khỏang 100 rupees một ngày. Và thật sự đây sẽ là một "shocking story" đến bạn, nếu bạn chưa bao giờ tưởng tượng đến việc một vú nuôi ở Bangalore đã đem 2 bé gái của chủ nhà cho các bọn ăn xin thuê khi cha mẹ bé bên ngoài làm việc.

Nhìn một cách tích cực, là đang có nhiều hội từ thiện dang tay ra cứu giúp các kẻ ăn xin trên đường phố, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiều, điều đáng buồn là nhiều người trong số họ vẫn thích được đi ăn xin hơn. Theo lời của một ăn xin :" Đây là một việc làm lâu dài. Bhai(kẻ đứng đầu băng đảng ăn xin) sẽ lo hết các nhu cầu sống hằng ngày cho chúng tôi. Nên chúng tôi chỉ có việc là ngồi đâu đó và xin".

Thật khó dè nén được cảm giác thương xót và tội nghiệp khi bạn bắt gặp những kẻ ăn xin tật nguyền trên đường phố. Nhưng sau bài học từ Ch. và từ chính bản thân tôi, thì tôi thề tôi sẽ không cho tiền bất kỳ kẻ ăn xin nào, thậm chí ngay cả Việt Nam. Vì trước đây, tôi cũng có một kinh nghiệm không hay ho gì với một ông cụ già ăn xin trong chợ Bàn Cờ.