Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Peanut Butter(Bơ lạc)- Là cái gì?

Chúng tôi đã ăn hết 2 hũ peanut butter mà tôi mua cách đây 1 tháng. Anh chạy đi mua ở các nơi gần nhà nhưng hầu như chẳng ai biết peanut butter là cái gi.

Anh trở về nhà với bộ mặt thiểu não và đầy thất vọng nói với tôi rằng " Những thằng ngốc này hình như chẳng biết peanut butter là cái gì cả".

Nhưng cũng có người cố gắng hiểu được anh cần gì và đưa cho anh một lọai bơ-nhưng mà là paneer butter. Cuối cùng, anh đi đến siêu thị nhỏ gần nhà và tìm ra được người thực sự biết về nó "Àh, hãng Sundrop mới vừa cho ra sản phẩm mới này". Họ vui vẻ thông báo." Vậy anh có ở đây không?". " Không"

Và đó là một trong những trường hợp "possible but not available" ở Ấn Độ.

Hừm, dường như tôi chỉ có tìm thấy peanut butter ở những khu trung tâm lớn như Trinethra supermarket.

Say " No" to dowry

Ở Ấn Độ, gia đình của các cô gái trẻ phải trả một khoản hồi môn cho gia đình nhà trai khi đính hôn. Đây là một tục lệ lâu đời, trong đó nhà gái phải trả một khoản tiền hồi môn cho nhà trai khi chúng kết hôn. Một số người cho rằng tục lệ này là do những người vụ nữ khi lấy chồng sẽ là gánh nặng của gia đình chồng vì họ không hề có khả năng kiếm tiền.

Đám cưới càng vui khi cô dâu mang nhiều của hồi môn về nhà chồng


Do vậy, có nhiều gia đình mong đợi những khoản tiền hồi môn kếch xù, và họ thường khó chịu khi nhận được ít hơn những gì mình cần. Tiền hồi môn và đám cưới thường vào khoảng hơn 1 triệu rupee (khoảng 35.000 đô la Mỹ). Đây là một khoản tiền lớn khi thu nhập trung bình của một người Ấn Độ là 3.500USD/năm. Gia đình nhà chồng đôi khi đáp lại bằng vũ lực khi họ thấy mình không nhận được những gì họ cho là xứng đáng. Một trong những gì thường thấy nhất là đổ dầu vào cô dâu và châm lửa. Những cái chết này thường được đổ cho tai nạn khi nấu nướng.

Ở Ấn Độ, con trai rất được coi trọng. Chúng có thể lao động và kiếm tiền về cho gia đình. Hầu hết nam thanh niên đều sống cùng gia đình cho đến khi trưởng thành, và khi lấy vợ thì vợ đến sống cùng. Con trai sẽ kiếm được tiền hồi môn khi kết hôn, và nhiều gia đình nghèo trông chờ vào khoản tiền này. Trung Quốc và Ấn Độ, tỉ lệ nam lại nhiều hơn từ 6-8%. Với công nghệ siêu âm hiện nay, các bậc cha mẹ ở Ấn Độ có thể biết được đứa con sắp chào đời của họ là gái hay trai, và nếu là con gái, thì người mẹ thường bỏ thai. Mặc dù siêu âm giới tính ở Ấn Độ là bất hợp pháp, Hiệp hội Y khoa Ấn Độ ước lượng rằng khoảng 5 triệu bào thai nữ đã bị bỏ mỗi năm.

Không như những cái chết vì lí do của hồi môn thường xảy ra ở các vùng nông thôn, nơi ít có học thức, tình trạng nạo phá thai giới tính nữ thường xảy ra ở các khu vực thành thị nơi những người thuộc đẳng cấp Hindu sinh sống.

Mới đây đã có hơn 5.700 cô dâu, chú rể tương lai ở Ấn Độ công khai danh tánh của mình trên trang web http://www.idontwantdowry.com/ . Trang web nhằm ủng hộ tiêu chí "hôn nhân không cần của hồi môn" của trang web này, dũng cảm thách thức với một tập tục đã có từ hàng nghìn năm ở Ấn Độ: cô dâu về nhà chồng bắt buộc phải mang theo của hồi môn, nếu của hồi môn ít sẽ bị gia đình chồng hành hạ, thậm chí giết hại. Cho đến nay, trang web này chỉ mới được thanh niên tại một số thành phố lớn ở phía nam Ấn Độ quan tâm, dù trung bình mỗi ngày có khoảng 20 phụ nữ Ấn Độ bị giết vì của hồi môn.

Các bạn còn chần chờ gì nữa, hãy cùng tôi nói "Không" với của hồi môn

Tìm kiếm bạn đời!













Mỗi khi xem báo, là tôi mở ngay phần" matrimonial ads" xem trước vì nó không giống như những cuộc hôn nhân khác, mà nó là những cuộc hôn nhân được đăng tìm trên báo.

Lúc đầu, tôi nghĩ rằng nó rất buồn cười,sau đó tôi cảm thấy một chút xúc phạm với cương vị của một người phụ nữ về khái niệm hôn nhân được sắp đặt, khi tôi tìm hiểu một chút ít về nó thì tôi đã có cái nhìn thóang hơn.

Các yếu tố chính tham gia trong một cuộc hôn nhân tìm kiếm đó là tuổi, chiều cao, giá trị cá nhân và thị hiếu vì đó được cho là nguồn gốc của một gia đình có học vấn, của cải và địa vị trong xã hội. Theo tôi nghĩ, một cuộc hôn nhân ở Ấn Độ là sự kết hôn giữa 2 gia đình hơn là sự kết hợp giữa 2 người.

Ở Ấn Độ, những cuộc hôn nhân như thế này chỉ dẫn đến 1,1% việc ly hôn, còn quá nhỏ so với con số khá lớn ở VN. Nguyên nhân chính có thể là do ly hôn không được tán thành ở Ấn, nhưng vẫn không đủ sức thuyết phục tại sao có sự chênh lệch khá lớn như vậy giữa 2 quốc gia VN và Ấn Độ. Thật vậy, ngày này vẫn còn nhiều người Ấn mong muốn ba me chọn lựa một người ăn đời ở kiếp thích hợp với mình.

Điển hình là gia đình chồng tôi. Trước khi biết tôi và trong thời gian tìm hiểu, gia đình anh gởi ảnh và profile của những cô gái mà họ quen biết để anh co thể lựa chọn. Nhưng vì còn lưỡng lự, ba mẹ anh lại thúc anh đăng mẩu tin quảng cáo về bản thân trên website khá là phổ biến cho việc tìm kiếm ý trung nhân . Và những tiêu chuẩn hàng đầu cho việc chọn lựa đó là complexion, cast, job. Tôi hỏi anh tại sao họ không tự chọn người chồng hoặc người vợ cho mình mà phải nhờ vào ba mẹ. Thì anh nói là hầu hết người Ấn rất coi trọng ba mẹ thì dầu người đó đã có ý trung nhân nhưng một khi ba mẹ không chấp nhận hoặc đã tìm người ưng ý thì họ sẽ lập tức quên đi mối tình mà nghe theo gia đình. Đôi khi, tôi hỏi anh có hối hận khi lấy tôi không thì anh tần ngần đăm chiêu như có nhiều ẩn khuất rồi anh bảo tôi rằng anh chỉ hối hận những khi tôi ngoan cố và cãi lại anh.