Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Say " No" to dowry

Ở Ấn Độ, gia đình của các cô gái trẻ phải trả một khoản hồi môn cho gia đình nhà trai khi đính hôn. Đây là một tục lệ lâu đời, trong đó nhà gái phải trả một khoản tiền hồi môn cho nhà trai khi chúng kết hôn. Một số người cho rằng tục lệ này là do những người vụ nữ khi lấy chồng sẽ là gánh nặng của gia đình chồng vì họ không hề có khả năng kiếm tiền.

Đám cưới càng vui khi cô dâu mang nhiều của hồi môn về nhà chồng


Do vậy, có nhiều gia đình mong đợi những khoản tiền hồi môn kếch xù, và họ thường khó chịu khi nhận được ít hơn những gì mình cần. Tiền hồi môn và đám cưới thường vào khoảng hơn 1 triệu rupee (khoảng 35.000 đô la Mỹ). Đây là một khoản tiền lớn khi thu nhập trung bình của một người Ấn Độ là 3.500USD/năm. Gia đình nhà chồng đôi khi đáp lại bằng vũ lực khi họ thấy mình không nhận được những gì họ cho là xứng đáng. Một trong những gì thường thấy nhất là đổ dầu vào cô dâu và châm lửa. Những cái chết này thường được đổ cho tai nạn khi nấu nướng.

Ở Ấn Độ, con trai rất được coi trọng. Chúng có thể lao động và kiếm tiền về cho gia đình. Hầu hết nam thanh niên đều sống cùng gia đình cho đến khi trưởng thành, và khi lấy vợ thì vợ đến sống cùng. Con trai sẽ kiếm được tiền hồi môn khi kết hôn, và nhiều gia đình nghèo trông chờ vào khoản tiền này. Trung Quốc và Ấn Độ, tỉ lệ nam lại nhiều hơn từ 6-8%. Với công nghệ siêu âm hiện nay, các bậc cha mẹ ở Ấn Độ có thể biết được đứa con sắp chào đời của họ là gái hay trai, và nếu là con gái, thì người mẹ thường bỏ thai. Mặc dù siêu âm giới tính ở Ấn Độ là bất hợp pháp, Hiệp hội Y khoa Ấn Độ ước lượng rằng khoảng 5 triệu bào thai nữ đã bị bỏ mỗi năm.

Không như những cái chết vì lí do của hồi môn thường xảy ra ở các vùng nông thôn, nơi ít có học thức, tình trạng nạo phá thai giới tính nữ thường xảy ra ở các khu vực thành thị nơi những người thuộc đẳng cấp Hindu sinh sống.

Mới đây đã có hơn 5.700 cô dâu, chú rể tương lai ở Ấn Độ công khai danh tánh của mình trên trang web http://www.idontwantdowry.com/ . Trang web nhằm ủng hộ tiêu chí "hôn nhân không cần của hồi môn" của trang web này, dũng cảm thách thức với một tập tục đã có từ hàng nghìn năm ở Ấn Độ: cô dâu về nhà chồng bắt buộc phải mang theo của hồi môn, nếu của hồi môn ít sẽ bị gia đình chồng hành hạ, thậm chí giết hại. Cho đến nay, trang web này chỉ mới được thanh niên tại một số thành phố lớn ở phía nam Ấn Độ quan tâm, dù trung bình mỗi ngày có khoảng 20 phụ nữ Ấn Độ bị giết vì của hồi môn.

Các bạn còn chần chờ gì nữa, hãy cùng tôi nói "Không" với của hồi môn

1 nhận xét:

  1. nghe xong bài này thấy buồn quá! nếu như mình lấy chồng Ấn, mà không có của hồi môn là gia đình không coi mình ra gì rồi! bạn trai của em là người cởi mở, nhưng mà thương cha mẹ lắm, không biết đó có phải là khó khăn của em không nữa? em đã có lần hỏi bạn trai em về của hồi môn, thì anh ấy trả lời là không cần, anh chỉ cần một người biết tôn trọng ba mẹ anh. >.< Nếu như mình nghèo thì không thể lấy chồng Ấn được ah? chuyện Nữ đi "cưới" chồng thật là..........SAY NO TO DOWRY

    Trả lờiXóa