Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

Peach soap

Bé Abi bệnh mấy bữa nay, nên việc làm soap của mình có phần bị trì trệ. Nhưng mình vẫn cố gắng làm được mẻ "Peach Soap". Thành phần gồm có: nước cốt dừa, đào ép, dầu dừa, dầu olive, dầu castor, dầu cọ, Ginger EO, Amber FO, refined shea butter. Mình rất thích mùi của ginger và amber khi mix với nhau, nó không quá strong mà thật là dễ chịu, tạo được cảm giác rất là "relax", thêm vào đó shea butter sẽ giúp cải thiện tình trạng da khô.

Mẻ soap khi được lấy ra khỏi khuôn

Sau khi cắt ra thành từng miếng

Hương gừng và Amber FO thật sự đem đến cảm giác nhẹ nhàng và thu giãn khi bạn tắm







Phụ nữ Ấn và phục sức trên người

Một bạn đọc rất yêu nền văn hóa của Ấn Độ gởi email thắc mắc hỏi tôi là tại sao phụ nữ Ấn lại mang nhiều phục sức trên người như đầu, trán, chân, tay, mông, nói chung là bất kỳ chỗ nào trên thân thể của người phụ nữ đều mang đầy trang sức. Tập tục ấy là do ảnh hưởng từ nền văn hóa hay do tín ngưỡng?. Thật sự, mình cảm thấy câu hỏi của bạn rất hay nên post lên đây câu trả lời để các bạn khác biết thêm nữa về văn hóa tuyệt vời của Ấn Độ.

Do lối sống ngày càng thay đổi, nên phụ nữ Ấn cũng dần thau đổi cách sống của họ sao cho phù hợp. Những xu hướng thay đổi này còn tùy thuộc vào thành thị, từng vùng khác nhau ở Ấn Độ. Lấy ví dụ thành phố phát triển có lối sống thóang như Delhi, Mumbai cho đến những thành phố còn cổ hủ, lạc hậu như Chennai. Nhưng cái hay ở người phụ nữ Ấn chính là làm đa dạng hóa nền văn hóa vốn dĩ đã mang đậm màu sắc, chứ bản thân họ không hề thay đổi. Và ngày nay người phụ nữ Ấn không hiểu tầm quan trọng của việc đeo trang sức, mà chủ yếu họ chỉ biết đơn thuần là sự tôn vinh thêm vẻ đẹp vốn sẵn có của họ hoặc cố tình cho đối phương thấy rõ đẳng cấp giàu nghèo. Vậy đâu mới là đúng?. Văn hóa Ấn Độ luôn che đậy những sự thật đằng sau thói quen sinh họat của từng người. Và hôm nay, tôi sẽ làm cho bạn hiểu thêm đôi nét về những phục sức trên người có ý nghĩa như thế nào đối với phụ nữ Ấn Độ.


Những trang sức thường được phư nữ Ấn đeo ở đâu:

Đầu: Những trang sức được phụ nữ Ấn mang trên đầu, còn được biết đến như "Netthichutti". Và hình dáng khác nhau còn tùy thuộc vào nơi ở, chức năng của lọai phục sức này. Nó được miêu tả như một chiếc vương miện nhỏ,thường làm bằng vàng, và được tô điểm trên trán cô dâu. Nó được đặt dọc theo chân tóc và có một miếng bản tròn được đặt ngay chính giữa trán. Maang Tikka còn được gọi nôm na là Netthichutti, được thiết kế rất đặc biệt với một sợi chuyền nhỏ, họa tiết với những hoa văn sắc sảo ngay chính giữa với một cái móc nhỏ để kết vào tóc. Netthichutti thường được các cô gái mang vào những ngày trọng đại như lễ đám cưới.


Vành tai: "Thodu", "Lolaku", "Kammal", là những tên gọi để nói đến những phục sức được trang trí trên vành tai của người phụ nữ Ấn. Như chúng ta đều biết, bông tai là đồ trang sức gắn liền với tai thông qua một lỗ ở dái tai hoặc một số phần khác bên ngoài của tai. Và hầu hết bông tai là thứ trang sức mà phụ nữ ở các miền đều ưa thích, không riêng gì phụ nữ Ấn


Cổ: còn được gọi là "Mangal Sutra" ( dây chuyền với những hạt cườm đen) là phục sức được ưa chuông và có ý nghĩa nhất của cô đâu, Tuy nhiên, nó không được mang trước ngáy cưới, mà sẽ được đeo bởi chú rể cũng giống như hình thức nhẫn cưới ở các nước khác. Mangal Sutra thật chất là một sợi chỉ hoặc sợi dây, được kết lại bằng những hạt cườm đen và đính với mặt dây chuyền vàng hoặc kim cương có giá trị. Dây chuyền cũng là một trang sức được ưa chuộng nhất không riêng gì phụ nữ Ấn. Nhưng điều đặc biệt đáng nói đây là hầu hết các phụ nữ Ấn độ đều thích mang dây chuyền. Và ở Ấn Độ, phụ nữ sau khi đã lập gia đình thì bắt buộc phải đeo "Thaali". Không những vậy, nó còn được tin tưởng là một vật có tầm quan trọng rất lớn đối với nền văn hóa Ấn Độ. Thaali được thiết kế khác nhau tùy theo những vùng sinh sống và cộng đồng, nhưng đều chung một mục đích là phụ nữ có chồng phải luôn tôn thờ chồng mình-cũng như Thaali. Ta cần phải hiểu thêm rằng Thaali không phải là phục sức mà người Ấn đeo để tôn vinh cái đẹp, mà như tôi đã nói trên nó chính là biểu tượng để chỉ rõ việc kết hôn hoặc chưa kết hôn ở người phụ nữ.


Mũi: "Nath" góp phần quan trọng làm phong phú thêm đồ trang sức cưới của phụ nữ Ấn. Nó bao gồm một chiếc nhẫn đính mũi, trong đó có một chuỗi dài có móc gắn liền với phần tóc, trên vành tai. Ở Tamil, "Mookutthi" là từ dùng để chỉ đến vật trang sức đeo ở mũi, rất phổ biến ở miền Nam Ấn. Nhẫn ở mũi được cả phụ nữ đã kết hôn và chưa đều ưa chuộng. Và tất nhiên là ý nghĩa của việc đeo ở mũi cũng khác nhau từ bang này đến bang nọ

Nath trong ngày cưới

Nath trong sinh hoạt đời thường

Eo: "Ottiyanam" được đeo ngay ở phần hông, và nó cũng là một trong những trang sức trong ngày cưới. Người ta mang nó phía trên phấn saree nhằm nịt chặc không để phần bụng bị phơi bày quá lộ liễu trong ngày cưới. Riêng chồng tôi thì bảo nó giúp cho những cô gái mới lớn tập tành mặc áo saree, thì Ottiyanam là thứ không thể thiếu được. Nó được mang nhiều nhất ở Karnataka, Tamil Nadu và Andhra. Nhưng ngày nay, nó đã trở thành một xu hướng thời trang mới ở toàn Ấn Độ để điểm trang cho chiếc saree thêm phần lộng lẫy.

Ottiyanam được đeo trong ngày cưới

Ottiyanam theo xu hướng thời trang


Tay: Còn được gọi là Bangles, thường làm bằng vàng và những chất liệu khác như thủy tinh, mica...được đeo nhiều vào ngày cưới. Nếu đám cưới của người Punjapi, thì bangles sẽ có các màu như ngà, đỏ, và trắng. Ở Ấn Độ, bangles là trang sức mà các cô gái mê mẩn nhất, thường là một vòng hoặc nhiều hơn thế nữa cho mỗi tay. Những phụ nữ có chồng sẽ đeo 2 tay những chiếc bangles làm từ mica và khá hơn một chút là vàng. Hoặc những ai không có điều kiện khả năng thì họ cũng đeo những bangles có chất liệu làm tựa như vàng. Nhưng ở những thành thị văn minh như Delhi và Mumbai thì phụ nữ chuộng đeo đồng hồ hơn.

Bangles làm từ nhựa và mica


Bangles làm bằng vàng


Vòng chân: được gọi là Payal, một bộ đi chung với chân nhẫn luôn luôn là trang sức bắc buộc của cô các cô gái trong ngày đám cưới. Nó giúp phần tô điểm thêm mắt cá chân của cô dâu, được làm chủ yếu bằng bạc (chủ yếu) đính kèm với các hạt cườm hoặc meenakari và kunda. Lịch sử vòng đeo chân có từ rất lâu đời và phong phú nhất. Trong những the kỷ qua, phụ nữ từ nhiều nền văn hóa khác nhau đã sử dụng vòng đeo mắt cá chân để tạo ra sức cuốn hút thêm phần gợi cảm, và thể hiện sự giàu có của họ để tạo sự chú ý đến người khác phái. Và với người phụ nữ Ấn, họ biết lợi dụng việc đeo lắc ở chân được gắn với chuông để tạo ra những tiếng động vui tai khi mỗi bước đi của họ di chuyển.


Chân nhẫn: Một phần quan trọng của các đồ trang sức cưới, ở nhiều bang của Ấn Độ, Bichhua(chân nhẫn) bao gồm thường là màu bạc. Nó cũng được coi là một trong những dấu hiệu của một người phụ nữ đã kết hôn và họ phải mang một cặp.


Cánh tay: "Baaju Band" được sử dụng như một phần cần thiết của các đồ trang sức cô dâu. Tuy nhiên, ngày nay thì nó không phải là điều bắt buộc. Một số cô dâu có thể đeo một vòng ở mỗi cánh tay hoặc chỉ duy nhất một vòng ở một cách tay.