Chắc hẳn ai cũng biết đến giới thứ 3 của xã hội, đó chính là" gay" hay gọi một cách nôm na khác là đồng bóng. Hiện tượng này đang rất phổ biến trong thệ hệ thanh thiếu niên bây giờ. Thế còn ở Ấn Độ thì sao?. Chắc hẳn bạn cũng giống như tôi, rất tò mò và muốn tìm hiểu về nó, vậy thì tôi xin thưa với các bạn rằng giới thứ 3, còn được gọi là "hijra" này cũng không kém phần phổ biến ở Ấn Độ, một đất nước được coi là nơi có những lễ nghi thật trang nghiêm.
Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi gặp "hijra", lúc tôi đang trên đường đi mua sắm gần khu Hitech. Khi xe bus dừng lại tại bến đỗ, thì có một người phụ nữ dáng vẻ hối hả băng ngang qua mặt tôi. Cách cô ta di chuyển thật không giống như những phụ nữ Ấn khác: mông thì nhún nhảy liên tục từ trái qua phải và từ phải sang trái. Chiếc áo cánh sari thì được cắt rất ngắn để lộ ra cả cái lưng. . Trong tích tắc vài giây, tôi biết đây chính là hijra. Cô băng qua xe bán nho dạo, nhanh tay chộp lấy một chùm nho một cách khiêu khích và bỏ ngay vào mồm nhai mà không ngượng ngùng. Đi được một lát, cô dừng lại tại đường lớn. Hình như, cô ấy biết được có kẻ đang rình theo sau.
Tôi tỏ ra thật lúng túng. "Banjara?", cô bắt đầu tra hỏi. Tôi hiểu ra ngay cô ấy muốn ám chỉ đến Banjara Hill, một khu trung tâm mua sắm ở cuối con đường mà cô nghĩ tôi đang trên đường tới đó. Tôi đưa tay chỉ về tòa cao ốc GVK ONE Mall và bảo cô rằng tôi đang đi đến đó. " Marriage?", là câu hỏi kế tiếp của cô. Tôi trả lời "Yes, i am married". Và tôi không quên hỏi lại một cách xã giao rằng cô đã kết hôn chưa. Cô bỗng bật cười lên và trả lời "No". " Had your lunch?" được hỏi rất thông thường ở Ấn Độ. Tôi nói tôi ăn rồi và cũng hỏi lại " No, now I'm going home to cook". Nói được vài câu xã giao thì chị vẫy tay và chào tạm biệt tôi.
Cũng từ dạo ấy, tôi gặp rất nhiều hijras nhu thế. Họ thường đi thành một nhóm, mặc những chiếc áo sari sặc sỡ và trang điểm thật đậm. Tôi thường thấy họ tập họp nhiều nhất ở những khu trung tâm mua sắm, đi từ dãy hàng này đến dãy hàng khác để "xin tiền". Các người chủ hiệu thường cho họ một vài thứ. Những người khác nhìn họ như một trò tiêu khiển hay tỏ vẻ lo sợ.
Hijras đã tạo nên một cái nhìn khác về văn hóa Ấn Độ. Họ cho họ không phải đàn ông hay đàn bà, mà đúng hơn là một giới thứ 3. Họ được sùng kính với niềm tin là họ có đủ sức mạnh để ban phúc hoặc mang một điều nguyền rủa đến. Người bán hàng cho họ tiền để tránh khỏi bị nguyền rủi hay xui xẻo cho cửa hàng. Hijras thường đến những bữa tiệc cưới hay tiệc thôi nôi rất bất ngờ. Họ sẽ hát và múa, chúc phúc. Và một lần nữa, họ sẽ được cho tiền để tránh "những tai họa đáng tiếc" hoặc những trường hợp lúng túng hay hăm dọa do họ gây ra.