Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

Tại sao tôi không được kêu "tên" chồng?

Lấy chồng Ấn Độ, tôi trở nên quen thuộc với các lề lối phong tục và văn hóa của người Ấn. Sống trong một nên văn hóa, những người qua tuổi 27 đều được gọi bằng " dì" và " chú", còn đồng lứa thì xưng hô với nhau là " sister" hoặc " brother". Còn đối với chồng, theo phong tục thì các bà vợ không được thốt hoặc kêu tên chồng. Vì điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với chồng.

Và cũng kể từ khi tôi theo anh qua Ấn, tôi được gia đình bên chồng khuyên nhủ rằng không nên gọi tên của chồng. Mà thay vào đó, tôi chỉ được xưng hô đại khái như là " husband", " him" hoặc một cái tên thân mật được gọi hằng ngày, chứ không phải là tên thật. Còn nếu, tôi muốn kêu thì phải như thế này " Dear, please listen", hoặc là " Dear, can you hear me?". Không xuất thân từ nền văn hóa còn phong kiến, những cái tên gọi được xưng hô trong nhà càng thể hiện tình cảm của mình đối với người ấy hơn, như mẹ vẫn hay gọi ba " Anh Th, lấy giùm em cái đó", hay ba vẫn gọi mẹ tôi là " H, lấy cho anh cái kia", mọi người đều bình đẳng như nhau. Nêú phải kêu chồng là " Dear", " Darling" thì vẫn còn là một thử thách đối với tôi. Nhưng bây giờ tôi đã quen với điều đó, chỉ có điều những người bạn và người thân trong gia đình tôi vẫn lâu lâu làm trò với tôi về cách xưng hô ấy.

Và cho đến tận bây giờ, nhiều nguời bạn thân và ba mẹ tôi còn không biết tên thật của anh là gì, mà họ chỉ biết tên anh là " raj", vì đó chỉ là tên thân mật mà mọi người trong gia đình vẫn hay gọi anh. Tôi hiểu rất rõ cái khái niệm đầy rắc rối này.

Muruku, Muruku, Muruku...We love you

Lần đầu tiên, tôi dược mời ăn Muruku và một ly trà Masala vào một buổi chiều do anh là chủ xị. Một thoáng phật lòng, vì sao anh lại mời bạn gái với món nhìn thật ư là đơn giản, đến nổi tôi chẳng thèm muốn bỏ nó vào miệng. Nhưng anh cứ dồn dập, bảo tôi hãy ăn nó và uống một ngụm trà Masala là sẽ hiểu được vì sao nó là món ăn khóai khẩu của nhiều người Ấn. Tôi bĩu môi, có ý nghi ngờ rồi anh lập tức bẻ ra phân nửa và cho vào mồm tôi, kêu tôi phải nhai một cách ngấu nghiến vào, chứ đừng mắc cở kẻo lại không thể thưởng thức nó một cách ngon miệng được. Nhưng làm sao tôi có thể nhai ngấu nghiến cho được trước mặt một chàng trai chỉ hẹn hò được 2 tuần, nên tôi chỉ cắn nhẹ mà chẳng cảm nhận được mùi vị đặc biệt nào của nó cả. Trong khi đó, anh lại cứ nhai ngồm ngòam làm cho tôi tức hành hạch nên sau khi tính tiền, tôi bảo anh mua cho tôi mấy bánh Muruku để về cho nhỏ bạn cùng phòng ăn cho biết. Khà khà, sao lúc đó anh dễ dụ quá đi. Còn bây giờ, hễ bảo anh mua gì thì anh cứ hỏi là " mua cho ai", nhiều khi bực cả mình.


Sau khi về đến nhà, tôi tháo bịch ra và cho ngay Muruku vào miệng và nhai một cách ngồm ngòam rất thỏai mái. Chính là lúc này, tôi mới cảm nhận được điều anh nói là đúng. Nó thật dòn, không quá béo, không quá mặn và cũng không quá ngọt. Cảm giác lúc đó thật là khó tả, chỉ muốn ăn thêm nữa sau khi đã xực song miếng thứ nhất. Khi đã xơi hết, cảm giác còn thòm thèm nên tôi sms cho anh ngay " Thank you for your Muruku, i dont like it much but to my roomate, she super like it. So could she have some more Muruku". Tôi không muốn anh phải quá đắc ý nên tôi bảo không thích, vậy chứ trong lòng thì thích đáo để. Qua ngày hôm sau, tôi có liền một hũ Muruku to đùng.

Và cho đến hôm nay, Muruku đã trở thành một món snack không thể thiếu trong gia đình tôi. Không riêng gì tôi, ba mẹ và em tôi cũng thích mê món này. Nên hễ có đi đâu về Singapore hay India, là anh đều mang về cho cả gia đình những hủ Muruku nhiều vị như vị plain, vị spicy, vị nồng nhưng tôi và cả gia đình tôi chỉ thích vị plain mà thôi.