Tạo đủ thứ dáng khi thấy mẹ kêu "1,2..3"
Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010
Bé Abi và cha
Thời gian thấm thóat trồi qua nhanh qua, mới đây anh không còn ở cạnh chúng tôi nữa. Vậy mà, ngày hôm qua anh vẫn còn ở đây dặn dò tôi đủ thứ. Anh không những đóng vai trò của một người chồng, mà còn kiêm luôn chức ba. Anh biết tính đỏan hậu của tôi, nên anh viết lên một tờ giấy những việc cần thiết tôi không được quên. Lúc nào anh vẫn dặn đi dặn lại là phải xứt dầu dừa lên tóc, ấy vậy khi anh về đến phát hiện mấy chai dầu dừa còn nguyên được cất kỹ lưỡng trong một góc kẹt quần áo. Thế là anh lôi ra và bắt tôi phải xứt nó cho bằng được. Rồi quay ra một hốc tủ khác, thì anh tiếp tục tìm được một đống thuốc anh gởi về mà tôi lại không uống, anh bảo phí công anh đem về rất nhiều kỳ này vì cứ nghĩ là vợ uống. Một khi đã uống thuốc Ayuverdic thì tuyệt nhiên tôi không được rớ vào bất kỳ món ăn có thịt nào, ngay cả trứng và sữa. Chính vì vậy, tôi ngừng nó vì nghĩ mình ít khi nào tuân thủ được. Anh nói ăn thịt chỉ làm cho tính khí của tôi thêm cau có và da mặt sẽ không đẹp. Nếu kết hợp với ăn chay, và dùng thuốc Ayuverdic thì sức khỏe tôi sẽ hồi bình phục. Thêm vào đó, anh nhấn mạnh rằng anh là người hòan tòan chịu trách nhiệm cho sức khỏe của tôi, vì vậy anh đã không tiếc tiền để đem về những lọai thuốc đắc tiền, thì tôi hãy cố gắng dùng nó. Thôi thì, anh đã cố gắng tìm thấy thuốc rồi đem thuốc về, thì tôi phải thương cho công sức anh bỏ ra. Nên tôi hứa dùng nó kiên trì và kiên quyết không ăn thịt.
Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010
Big surprise on my birthday!
Ngay tối 23, anh gọi cho tôi và bảo hãy ước một điều ước vào ngày sinh nhật 24-11 của mình. Thật ra, tôi chẳng dám mơ gì hơn là được có anh và thành viên nhí, chính là bé Abi hưởng một đêm sinh nhật tuyệt vời nhất trong căn nhà nhỏ ấm cúng. Nên tôi ước gì anh có mặt ngay bây giờ, rồi thì gia đình chúng ta sẽ cùng nhau ăn tối và dẫn bé đi dạo phố. Đó chính là sinh nhật đầy ý nghĩa nhất mà tôi mong muốn. Ngay lập tức, tôi nghe tiếng đỗ chuông và tự hỏi "ai lại đến nhà mình vào lúc 10h tối", và tiếp tục vang lên làm cho ba mẹ tôi thức giấc và cả nhà cùng xuống lầu để xem ai lại đến giờ này. Vì hầu như từ trước đến giờ chẳng có ai lại nhà chúng tôi tối quá 9h. Ba mẹ tôi hỏi đi hỏi lại "Ai đó", nhưng chẳng thấy tiếng trả lời và tiếng chuông lại vang lên. Lần này, chúng tôi rất cáu, vì nghĩ bị ai đó chơi khăm nên tôi lên tíếng nhẳm để răn đe. Nhưng đáp lại tôi, là giọng của ai đó nghe thật là thân quen " Its me, darling". "Is it you?. How come you are here" tôi thật sự vừa mừng rỡ vừa ngạc nhiên sao anh lại có mặt ở đây. " Can you let me in first?"
Chúng tôi cùng tổ chức sinh nhật ở một nhà hàng cạnh nhà
Anh xuất hiện trước mặt tôi mà tôi ngỡ mình như nằm mơ, vì không có một sự báo trước cho tôi chuẩn bị. Anh bảo rằng anh muốn có một surprise cho vợ nên anh book vế về VN để cùng tôi tổ chức sinh nhật. Thật ra, tôi chẳng nghĩ đền chuyện tổ chức nó nếu không có anh. Và ngay khuya hôm đó, lúc 12 giờ đêm anh hát tặng tôi bài Happy Birthday và nói một câu chúc thì thầm bên tai tôi " Many many happiness return to my darling". Lúc này, tôi thật sự cảm thấy mình cần có anh hơn bao giờ khác.
Sau đó, anh dẫn chúng tôi đi đi bộ ra quận 1
Bé tò mò và thích thú với mọi thứ vì hiếm khi mẹ lại dẫn bé ra ngòai, chỉ có khi ba về VN thì cả nhà mới lên kế họach dẫn bé đi chơi
Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010
Dil Deewana - My first indian song
This is the first Indian song i heard that makes my life changes. And still my heart is beating for this melody song
Nghề "đẻ mướn" ở Ấn Độ
Tôi thật sự rất thích em bé vì tôi yêu sự hồn nhiên và vẻ đẹp của thánh thiện của những thiên thần ở Ấn Độ. Trải qua thời kỳ mang thai rồi sinh bé thật sự làm cho tôi ngừng suy nghĩ việc có thêm một bé nữa. Vì những phụ nữ khi đã sinh thì phải chấp nhận hy sinh một phần nhan sắc, không những vậy còn có khi nó làm mình thật sự già nua hơn cả người chồng. Chính vì những suy nghĩ ấy, mà tôi nói với anh trong tâm trạng không vui rằng tôi rất muốn có bé nữa nhưng tôi chẳng dám sinh. Anh gật gù rồi bảo rằng anh hiểu những gì tôi đã hy sinh nên có lẽ anh sẽ không dám bảo tôi sinh nữa. Anh bảo 2 vợ chồng với 1 đứa con cũng đủ rồi, mặc dù không bằng ai cả. Nhưng cả 2 bên nội và ngoại đều cho rằng 1 đứa con sẽ ít nhiều làm cho vợ chồng tôi bị thiệt thòi sau này, nên khuyên tôi có thêm bé nữa rồi ngưng luôn. Tôi biết anh cũng muốn vậy, nhưng tôi thật sự rất sợ, bây giờ có cho tôi bao nhiêu tiền của để tôi sinh bé thì tôi đầu hàng.
Bẵng một thời gian, chúng tôi không bàn về nó thì bỗng nhiên dạo trước anh nói với tôi rằng tôi không cần sinh bé nhưng gia đình bên ngọai và nó sẽ có thêm bé nữa. "What???" lúc đó tôi ngờ ngợ không biết anh giỡn hay thật. Trong đầu tôi nghĩ rằng anh với người phụ nữ khác sẽ tạo nên kỳ công này. Biết tôi suy nghĩ vu vơ, nên anh vào thẳng vấn đề luôn. Anh bảo ở Ấn Độ đang có dịch vụ " đẻ mướn", chỉ việc chọn người đẻ thuê có sức khỏe tốt để cho trứng và người đàn ông cho tinh trùng là việc sinh con sẽ không còn nan giải cho những ai có chứng bệnh sợ sinh con một cách kỳ cục như tôi hoặc không có khả năng sinh nở. Và chuyện "đẻ mướn" được coi là hòan tòan hợp pháp ở nước này.
Các quốc gia đang trên đà phát triển để trở thành cường quốc, trong đó có Ấn Độ thì việc "đẻ mướn" đang trở nên phổ biến và là một trong những ngành kiếm ra tiền một cách dễ dàng nhất.
Căn cứ theo Bailey, một giáo sư triết học của chương trình nghiên cứu học về phụ nữ, thì việc "đẻ mướn" đã bắt đầu phát triển mạnh vào 2004. Và không có một giá chuẩn nào cho việc nhờ đẻ mướn, nếu như ở Mỹ một người đẻ mướn được trả mức giá là $40,000 cho đến $100,000 thì ở Ấn Độ một người mẹ đẻ thuê sẽ có mức giá bằng 1/3.
Hết 70% phụ nữ ở Ấn nằm trong dạng nghèo đói và chỉ được trả lương bằng phan nửa những người đàn ông Ấn. Chính vì thế, họ đã chọn giải pháp trở thành người đẻ mướn như là một cơ hội kiếm tiền béo bở nhất.
Bailey cho rằng một người đẻ thuê ở Ấn trung bình kiếm được bằng 15 năm một người phụ giúp lao động thông thường. Và đương nhiên, việc mang thai một đứa con cho những gia đình giàu sang còn được hưởng những khỏan tiền không ít ngòai việc tiền phí sinh, chính vì thế nó lại là nguyên nhân lớn nhất khiến cho ngày càng nhiều phụ nữ trở thành những người đẻ mướn. " Những người phụ nữ được chọn mang thai sẽ được theo dõ rất chặt chẽ. Họ sẽ được những quyền ưu tiên tối ưu nhất mà còn hơn cả việc họ mang thai chính đứa con của mình".
Cuộc sống ngày càng trở nên hòan thiện thì con người ngày càng có nhu cầu cao cho vịêc thuê một người đẻ mướn. Bằng chứng là những nước phương Tây như Mexico, USA, UK, các quốc gia Đông Nam Á và Nicaragua càng ồ ạt đến Ấn Độ để tìm cho mình một dịch vụ tin cậy cho việc mang thai hộ con cho họ.
Quay về vớ chồng tôi, thì anh khá là người cởi mở. Anh là người chủ trương trong việc tìm người đẻ mướn nếu như thật sự tôi không muốn sinh. Nhưng câu hỏi đặt ra liệu tôi có thương nó bằng chính đứa con tôi rứt ruột sinh ra.
Bẵng một thời gian, chúng tôi không bàn về nó thì bỗng nhiên dạo trước anh nói với tôi rằng tôi không cần sinh bé nhưng gia đình bên ngọai và nó sẽ có thêm bé nữa. "What???" lúc đó tôi ngờ ngợ không biết anh giỡn hay thật. Trong đầu tôi nghĩ rằng anh với người phụ nữ khác sẽ tạo nên kỳ công này. Biết tôi suy nghĩ vu vơ, nên anh vào thẳng vấn đề luôn. Anh bảo ở Ấn Độ đang có dịch vụ " đẻ mướn", chỉ việc chọn người đẻ thuê có sức khỏe tốt để cho trứng và người đàn ông cho tinh trùng là việc sinh con sẽ không còn nan giải cho những ai có chứng bệnh sợ sinh con một cách kỳ cục như tôi hoặc không có khả năng sinh nở. Và chuyện "đẻ mướn" được coi là hòan tòan hợp pháp ở nước này.
Các quốc gia đang trên đà phát triển để trở thành cường quốc, trong đó có Ấn Độ thì việc "đẻ mướn" đang trở nên phổ biến và là một trong những ngành kiếm ra tiền một cách dễ dàng nhất.
Những người mẹ đẻ thuê ở Gujarat
Căn cứ theo Bailey, một giáo sư triết học của chương trình nghiên cứu học về phụ nữ, thì việc "đẻ mướn" đã bắt đầu phát triển mạnh vào 2004. Và không có một giá chuẩn nào cho việc nhờ đẻ mướn, nếu như ở Mỹ một người đẻ mướn được trả mức giá là $40,000 cho đến $100,000 thì ở Ấn Độ một người mẹ đẻ thuê sẽ có mức giá bằng 1/3.
Hết 70% phụ nữ ở Ấn nằm trong dạng nghèo đói và chỉ được trả lương bằng phan nửa những người đàn ông Ấn. Chính vì thế, họ đã chọn giải pháp trở thành người đẻ mướn như là một cơ hội kiếm tiền béo bở nhất.
Bailey cho rằng một người đẻ thuê ở Ấn trung bình kiếm được bằng 15 năm một người phụ giúp lao động thông thường. Và đương nhiên, việc mang thai một đứa con cho những gia đình giàu sang còn được hưởng những khỏan tiền không ít ngòai việc tiền phí sinh, chính vì thế nó lại là nguyên nhân lớn nhất khiến cho ngày càng nhiều phụ nữ trở thành những người đẻ mướn. " Những người phụ nữ được chọn mang thai sẽ được theo dõ rất chặt chẽ. Họ sẽ được những quyền ưu tiên tối ưu nhất mà còn hơn cả việc họ mang thai chính đứa con của mình".
Một phụ nữ Nhật hạnh phúc ẵm đứa con trên tay bên cạnh người mẹ đẻ thuê
Cuộc sống ngày càng trở nên hòan thiện thì con người ngày càng có nhu cầu cao cho vịêc thuê một người đẻ mướn. Bằng chứng là những nước phương Tây như Mexico, USA, UK, các quốc gia Đông Nam Á và Nicaragua càng ồ ạt đến Ấn Độ để tìm cho mình một dịch vụ tin cậy cho việc mang thai hộ con cho họ.
Quay về vớ chồng tôi, thì anh khá là người cởi mở. Anh là người chủ trương trong việc tìm người đẻ mướn nếu như thật sự tôi không muốn sinh. Nhưng câu hỏi đặt ra liệu tôi có thương nó bằng chính đứa con tôi rứt ruột sinh ra.
Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010
Half saree- Cái nhìn khác về saree
Lần đầu tiên, tôi nhìn thấy em họ của ông xã mặc pavadai;còn gọi là half saree, thì tôi lấy làm lạ và tò mò lắm. Vì nó nhìn giống saree nhưng thật chất nó không phải là saree. Nhưng có một điều tôi thích nhất là nó nhìn đẹp hơn saree nhiều, vì nó không lủng củng và gây phiền hà nhiều khi mặc. Nó nhìn đơn giản nhưng tóat lên một vẻ gợi cảm của của người mặc nó.
Half saree thường được mặc nhiều các thiếu nữ ở các bang như Andhra Pradesh, Karnataka, Tamilnadu và Kerala. Và thật dễ dàng đễ nhận biết những cô gái chưa chồng qua bộ đồ Pavadai vì đặc biệt những ai kết hôn rồi sẽ không khóac lên mình half-saree nữa. Nó được thiết kế bởi chiếc áo ngắn, váy dài tới chân và một miếng vải dài khoảng 2.5m đủ để một vòng bắt từ eo cho đến vai.
Half saree thường được mặc nhiều các thiếu nữ ở các bang như Andhra Pradesh, Karnataka, Tamilnadu và Kerala. Và thật dễ dàng đễ nhận biết những cô gái chưa chồng qua bộ đồ Pavadai vì đặc biệt những ai kết hôn rồi sẽ không khóac lên mình half-saree nữa. Nó được thiết kế bởi chiếc áo ngắn, váy dài tới chân và một miếng vải dài khoảng 2.5m đủ để một vòng bắt từ eo cho đến vai.
Diễn viên Trisha trong trang phục half saree, trông cô thật hồn nhiên
Half saree ra đời nhằm để tạo cho các cô gái có một sự thỏai mái hơn khi mặc nó nhưng cũng tóat lên được một vẻ đẹp chín chắn từ chiếc saree truyền thống hơi một chút phức tạp. Thông thường pavadai là sự kết hợp của 2 màu tương phản từ áo, váy và mảnh vải. Và cũng giống như chiếc saree truyền thống, mảnh vải cũng được quấn xung quanh thắt lưng và kéo hết lên vai, thì nhìn chẳng khác gì một bộ saree thông thường.
Sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và tư tưởng rõ ràng về sự bất tiện của việc mặc trang phục đã làm cho nhiều cô gái chuyển từ trang phục truyền thống đến trang phục hiện đại. Trong những năm gần đây, half saree được mặc một cách rộng rãi và phổ biến vì thời trang mẫu mã ngày càng hòan thiện hơn. Trước đây, pavadai được làm từ những chất liệu thô và màu sắc không đẹp, thì giờ đây thời trang đã thay đổi nó tân thiời hơn . Và rất tiếc là tôi không có cơ hội để khóac lên mình bộ half-saree này vì đơn giản là tôi đã kết hôn.
Cô gái này trông thật ngây thơ trong pavadai
Sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và tư tưởng rõ ràng về sự bất tiện của việc mặc trang phục đã làm cho nhiều cô gái chuyển từ trang phục truyền thống đến trang phục hiện đại. Trong những năm gần đây, half saree được mặc một cách rộng rãi và phổ biến vì thời trang mẫu mã ngày càng hòan thiện hơn. Trước đây, pavadai được làm từ những chất liệu thô và màu sắc không đẹp, thì giờ đây thời trang đã thay đổi nó tân thiời hơn . Và rất tiếc là tôi không có cơ hội để khóac lên mình bộ half-saree này vì đơn giản là tôi đã kết hôn.
Trong khi đó, Kajal thật táo báo trong việc chọn màu sắc tương phản nhưng tôn vinh được vẻ nữ tính của con gái Ấn
Và Shriya biết cách thu hút ánh nhìn của mọi người
Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010
Rose_garden soap- The smell you cant resist
Mình rất tiếc với các bạn muốn mua soap của mình vì vừa rồi ông xã đã đem qua sing. Nhiều bạn email và hỏi mình có dư cục nào để có thể chia sẻ nhưng vì mình làm mấy đợt trước số lượng có hạn nên không còn cục nào cả. Và mình càng không biết ở Việt Nam ngày càng có nhiều bạn quan tâm đến xà bông làm từ tay với chất lượng hơn cả những xà bông bày bán trên thị trường. Nên biết được nhu cầu của các bạn, kể từ giờ mình sẽ đa dạng hóa về mẫu mã sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều sự lựa chọn và số lượng nhiều hơn để không còn lỗi hẹn với những bạn muốn order soap mình . Các bạn có thể email mình để biết thêm về sản phẩm nếu các bạn muốn sở hữu nó. Àh, vì soap được làm hòan tòan bằng tay nên thời gian curing của nó ít nhất là 4 tuần, nên mình sẽ update những soap mình làm và các bạn có thể đặt trước. Sau đó mình sẽ ship
Tiện thể, mấy đợt trước mình làm mẻ Rose-Garden soap, mình xin update luôn.
Tiện thể, mấy đợt trước mình làm mẻ Rose-Garden soap, mình xin update luôn.
Mềm mại, nữ tính, quyến rũ và đầy gợi cảm. Đó là những gì bạn sẽ cảm nhận được trong Rose_garden. Mùi hương của nó sẽ làm cho bạn nữ khó mà chống cự, vì nó được hòa trộn giữa tinh dầu hoa hồng và tử đinh hương. Thật sự làm cho bạn khó quên.
Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010
Abi bắt đầu học múa
Dạo gần đây, anh quan tâm nhiều đến năng khiếu nhảy múa của Abi mặc dù bé chỉ biết nhún nhảy khi nghe nhạc. Anh bảo anh muốn bé sau này là một dancer giỏi, nhưng không bắt bé theo nghiệp nhảy múa, chỉ giúp bé được dẻo dai và có thể giúp bé phát triển năng khiếu tiềm ẩn nếu bé có. Mỗi khi nói chuyện với tôi, là anh thúc tôi phải dặn cho bé nghe những bài hát sôi động Telugu để bé tập dần ngay từ bây giờ. Anh gởi cho tôi thật nhiều link hay về chương trình "Geethika dance", nó là một sân chơi lý thú cho các bé để thể hiện năng khiếu nhảy múa của mình và ước mơ của anh là bé Abi một ngày nào đó sẽ tham gia chương trình này.
Lúc đầu bé chỉ nghe và tỏ ra hứng thú với những điệu nhảy sôi động, cộng thêm tiếng nhạc nên bé dần dà bắt chước được một vài điệu nhảy, đơn thuần là nhún chân rồi lắc tay, lắc mông. Có thể nói khả năng nhảy múa của bé cũng một phần từ gen của ba, ba bé rất rất thích nhảy. Hễ nơi nào có tiếng nhạc, là nơi đó có anh. Anh nhảy một cách hăng say và học hết các điệu nhảy trong phim từ các diễn viên Ấn. Tôi không dám hi vọng sau này bé trở thành một dancer giỏi, nhưng ít nhất bé sẽ là người đầu tiên giới thiệu cho các bạn bè Việt Nam về những điệu nhảy Ấn sau này, điều mà tôi rất muốn làm nhưng không làm được.
Lúc đầu bé chỉ nghe và tỏ ra hứng thú với những điệu nhảy sôi động, cộng thêm tiếng nhạc nên bé dần dà bắt chước được một vài điệu nhảy, đơn thuần là nhún chân rồi lắc tay, lắc mông. Có thể nói khả năng nhảy múa của bé cũng một phần từ gen của ba, ba bé rất rất thích nhảy. Hễ nơi nào có tiếng nhạc, là nơi đó có anh. Anh nhảy một cách hăng say và học hết các điệu nhảy trong phim từ các diễn viên Ấn. Tôi không dám hi vọng sau này bé trở thành một dancer giỏi, nhưng ít nhất bé sẽ là người đầu tiên giới thiệu cho các bạn bè Việt Nam về những điệu nhảy Ấn sau này, điều mà tôi rất muốn làm nhưng không làm được.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Ấn
Không phải ngẫu nhiên mà tôi muốn dài dòng kể lể về mối quan hệ giữa gia đình chồng và chồng của tôi. Có lẽ các bạn sẽ cười tôi vì cho rằng đây là chuyện tầm phào, đâu có gì mà để kể lể. Nhưng thật ra, nó làm cho tôi phát ngán về mối quan hệ đó. Mối quan hệ được cho là đi quá cái giới hạn của nó. Tôi đồng ý, làm cha mẹ ai cũng muốn quan tâm đến con cái mình, muốn lo cho nó những thứ tốt nhất. Nhưng cái đó là quãng thời gian bạn chưa lập gia đình, chứ đã lập gia đình rồi thì thiết thật bạn phải lo cho người bạn đời và ngay cả người làm cha làm mẹ cũng biết đến điều đó. Họ chỉ thật cho lời khuyên cần thiết và che chở bạn một lần nữa khi bạn đang trong hòan cảnh khó khăn. Ấy vậy, mà ba mẹ chồng tôi lại hòan tòan nhúng tay vào tất cả mọi việc trong gia đình chúng tôi sau khi chúng tôi đã là vợ chồng. Sau đám cưới , tôi có được cơ hội sống cùng gia đình anh(lúc đó họ qua để dự đám cưới của chúng tôi)được vài tháng.
Cứ hễ thấy tôi ở đâu đó trong phòng, là bà lại lôi tôi ra nhà bếp...cố ý là dạy tôi cách nấu , cách nêm nếm khẩu vị ăn như bà, phải nói là mặc dù ngôn ngữ giữa tôi và bà khá là bất đồng nhưng bà rất hào hứng trong việc truyền đạt kinh nghiêm nấu nướng cho tôi. Bà dặn tôi rằng "chồng con không ăn cay nhiều trong món càri này", rồi nào thì "con cho 2 muỗng bột nghệ thôi nha"..."con nhớ đừng nêm đường con nhé, chỉ muối thôi". Còn sợ tôi quên, bà nhờ em chồng tôi viết hẳn ra giấy những thói quen ăn uống của chồng tôi, rồi dặn tôi lấy nó ra xem cho thuộc . Và cứ dặn đi dặn lại hòai việc ăn uống của chồng tôi như là " con nhớ nấu ăn cho nó đúng giờ", " nó đi làm về mệt con nhớ làm nước cam cho nó uống". Không biết tôi có hiểu hết những gì bà nói hay không, nên bà cứ phải nhờ em chồng tôi nói lại cho đến khi nó đi vào trong đầu tôi. Tôi thật sự rất bực vì có cảm giác là mình chẳng khác gì “maid”, nhưng biết ông bà lặn lội từ Ấn qua dự đám cưới và là người tổ chức nên tôi không dám lời qua tiếng lại, chỉ sợ anh buồn.
Cuộc sống vợ chồng không phải lúc nào cũnh bình yên cả, đôi khi phải có sóng gió thì mới tạo nên cảm giác gẩn gũi thêm. Vậy mà, mỗi khi chúng tôi có chuyện là ông bà tìm cách hỏi cho ra lẽ đó là lỗi của ai, rồi chỉ kêu mình tôi lại phân tích. Nhiều lúc tôi tỏ ý không hài lòng, là tôi lại nổi giận với anh, cho rằng anh là người đi học lại cha mẹ. Là y như rằng, cả gia đình bên chồng cùng hợp mặt một cách rất nghiêm túc vì nghĩ chuyện gây gỗ không bao giờ xảy ra trước đây. Sau vài lần như vậy, mẹ anh bắt đầu tỏ ra trầm cảm, bà ít nói hẳn đi và luôn đăm chiêu nghĩ ngợi cái gì đó. Bà hay than với ông, và bệnh trông thấy. Tôi cảm thấy mình có phần lỗi trong đó, nhưng tính tôi bướng không chịu xin lỗi ai bây giờ trừ khi đó thật sự là lỗi của tôi.
Bà nói nếu anh lấy vợ Ấn thì có lẽ cuộc đời anh sẽ đỗi sang hướng khác. Không phải lúc nào cũng gân cổ để gây lại với vợ, không phải lúc nào cũng suy nghĩ về cuộc sống gạo tiền vì các bà vợ Ấn sẽ chấp nhận những gì chồng họ kiếm được. Họ sẽ nấu cho anh những món cà-ri , những món snack và tea…chứ không phải như tôi đi mua bánh mì sandwich rồi để đó trong tủ lạnh, nếu chồng muốn ăn thì chỉ việc toast lại. Những bà vợ Ấn thật sự rất chiều chồng, trong khi đó tôi rất dở chứng, chỉ thật sự chui vào bếp khi tinh thần tui hòan tòan thỏai mái.
Tôi lại càng không có thói quen dậy rất sớm như bà để chuẩn bị bữa điểm tâm cho chồng cho con. Bà thường dậy khỏang 5 giờ, và gõ cửa phòng của chúng tôi để cố ý muốn tôi cùng bà xuống bếp làm đồ ăn sáng. Lần nào cũng vậy, con ma ngủ nó không cho phép tôi làm điều đó, nên nó rất bực mình…muốn hết lên thật to, nhưng thôi phải cố làm cho bà vui, ít nhất là trong khỏang thời gian bà ở lại. Bà moi móc hết trong tủ lạnh và nói rằng những thức ăn nào còn ăn đựợc thì phải sáng tạo một chút, chứ đừng lãng phí nó. Như bữa sáng đó, bà chuẩn bị idly cho cả gia đình nhưng lại không có đồ để làm chutney…sẵn có nhiều ớt đỏ, thế là bà nghĩ ngay đến “Chilies chutney”, tôi rất khâm phục vì cái gì bã cũng chế biến được…nhưng tôi không thích cái là bà hay than vãn về tôi.
Cũng chỉ vì tình hay than van và thấy buồn khi con dâu mình không phải là dạng người tề gia nội trợ nên bà muốn về lại Ấn nhanh hơn dự tính. Và trong ngày đưa bà ra sân bay, bà vẫn không quên dặn tôi suốt “ Con nhớ là người vợ tốt, cố gắng học nhiều món ngon rồi nấu cho nó ăn nha con, mẹ chỉ mong con được như vậy”
Cuộc sống vợ chồng không phải lúc nào cũnh bình yên cả, đôi khi phải có sóng gió thì mới tạo nên cảm giác gẩn gũi thêm. Vậy mà, mỗi khi chúng tôi có chuyện là ông bà tìm cách hỏi cho ra lẽ đó là lỗi của ai, rồi chỉ kêu mình tôi lại phân tích. Nhiều lúc tôi tỏ ý không hài lòng, là tôi lại nổi giận với anh, cho rằng anh là người đi học lại cha mẹ. Là y như rằng, cả gia đình bên chồng cùng hợp mặt một cách rất nghiêm túc vì nghĩ chuyện gây gỗ không bao giờ xảy ra trước đây. Sau vài lần như vậy, mẹ anh bắt đầu tỏ ra trầm cảm, bà ít nói hẳn đi và luôn đăm chiêu nghĩ ngợi cái gì đó. Bà hay than với ông, và bệnh trông thấy. Tôi cảm thấy mình có phần lỗi trong đó, nhưng tính tôi bướng không chịu xin lỗi ai bây giờ trừ khi đó thật sự là lỗi của tôi.
Bà nói nếu anh lấy vợ Ấn thì có lẽ cuộc đời anh sẽ đỗi sang hướng khác. Không phải lúc nào cũng gân cổ để gây lại với vợ, không phải lúc nào cũng suy nghĩ về cuộc sống gạo tiền vì các bà vợ Ấn sẽ chấp nhận những gì chồng họ kiếm được. Họ sẽ nấu cho anh những món cà-ri , những món snack và tea…chứ không phải như tôi đi mua bánh mì sandwich rồi để đó trong tủ lạnh, nếu chồng muốn ăn thì chỉ việc toast lại. Những bà vợ Ấn thật sự rất chiều chồng, trong khi đó tôi rất dở chứng, chỉ thật sự chui vào bếp khi tinh thần tui hòan tòan thỏai mái.
Tôi lại càng không có thói quen dậy rất sớm như bà để chuẩn bị bữa điểm tâm cho chồng cho con. Bà thường dậy khỏang 5 giờ, và gõ cửa phòng của chúng tôi để cố ý muốn tôi cùng bà xuống bếp làm đồ ăn sáng. Lần nào cũng vậy, con ma ngủ nó không cho phép tôi làm điều đó, nên nó rất bực mình…muốn hết lên thật to, nhưng thôi phải cố làm cho bà vui, ít nhất là trong khỏang thời gian bà ở lại. Bà moi móc hết trong tủ lạnh và nói rằng những thức ăn nào còn ăn đựợc thì phải sáng tạo một chút, chứ đừng lãng phí nó. Như bữa sáng đó, bà chuẩn bị idly cho cả gia đình nhưng lại không có đồ để làm chutney…sẵn có nhiều ớt đỏ, thế là bà nghĩ ngay đến “Chilies chutney”, tôi rất khâm phục vì cái gì bã cũng chế biến được…nhưng tôi không thích cái là bà hay than vãn về tôi.
Cũng chỉ vì tình hay than van và thấy buồn khi con dâu mình không phải là dạng người tề gia nội trợ nên bà muốn về lại Ấn nhanh hơn dự tính. Và trong ngày đưa bà ra sân bay, bà vẫn không quên dặn tôi suốt “ Con nhớ là người vợ tốt, cố gắng học nhiều món ngon rồi nấu cho nó ăn nha con, mẹ chỉ mong con được như vậy”
Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010
Cái mà tôi không thích nhất vào ngày lễ Diwali
Tôi còn nhớ mỗi độ xuân về là nhà nhà thi nhau đốt pháo, nhất là trước lúc giao thừa. Lúc đó, tôi còn quá nhỏ để nhận thức được những rủi ro và nguy hiểm của việc đốt pháo...nên cái mà tôi ghét nhất là tiếng ồn. Tiếng pháo nghe thật chát tai, tôi không tài nào chịu được mỗi khi tiếng pháo nhà này vang lên thì lại đến nhà kia, cứ thế kéo dài suốt mùa tết hoặc những dịp lễ hay đám cưới. Càng lớn, tôi càng biết rõ tác hại của việc chơi pháo, mà nếu rủi ro có thể gây đến mù. Chính vì vậy, tôi càng căm thù pháo. Càng căm thù pháo bao nhiêu thì tôi càng ghét người chơi pháo bấy nhiều. Buồn cười nhất là khỏang thời gian dài tôi không thèm nói chuyện với cậu tôi, vì cậu tôi là người chuyên đi mồi pháo . Nhưng may mắn là nhà nước Việt Nam cũng biết những tác hại này, nên đã cho lệnh cấm hẳn đốt pháo, và càng phạt nặng những ai tàng trữ pháo. Và tất nhiên là những tiếng chát tai đó không còn nữa, mà thay vào đó là những cuộn băng cát-sét đã được thu âm sẵn tiếng pháo. Có phải vì vậy mà những đợt xuân, không khí tết không còn nữa. Nhưng trong lòng tôi, lại vô cùng mừng rỡ vì không còn khúm núm hay chạy nhanh để tìm chỗ tránh mỗi khi nghe tiếng pháo nữa. Đời tôi hạnh phúc cho đến khi gặp anh.
Ngày lễ Diwali gợi nhắc ta là một ngày lễ ấm áp và mang đầy hòa bình của ánh sáng. Nhưng thật không phải vậy, nó là ngày lễ của sự ồn ào . Những tiếng ồn lên đến gần 100 decibels(đơn vị đo lường âm thanh dựa trên tai người), cộng thêm tiếng pháo nổ lên đến 145 decibels(trong khi đó tai người không thể nghe quá 130 decibels). Tôi còn nhớ rất rõ Diwali đầu tiền của tôi, hôm đó tôi đi dạo trên phố với anh thì vô tình tiếng pháo nổ ngay bên tai tôi. Vì đây là ngày lễ Diwali, nên tôi chẳng làm gì được hơn ngòai việc lấy 2 tay che lấp đi lỗ tai của mình và kéo anh đi thật nhanh. Và cả ngày hôm đó, tai tôi hầu như rất đau. Kinh nghiệm đó để lại trong tôi một cảm giác Diwali không phải là một ngày lễ an tòan.
Các nơi bày bán pháo
Ngày lễ Diwali gợi nhắc ta là một ngày lễ ấm áp và mang đầy hòa bình của ánh sáng. Nhưng thật không phải vậy, nó là ngày lễ của sự ồn ào . Những tiếng ồn lên đến gần 100 decibels(đơn vị đo lường âm thanh dựa trên tai người), cộng thêm tiếng pháo nổ lên đến 145 decibels(trong khi đó tai người không thể nghe quá 130 decibels). Tôi còn nhớ rất rõ Diwali đầu tiền của tôi, hôm đó tôi đi dạo trên phố với anh thì vô tình tiếng pháo nổ ngay bên tai tôi. Vì đây là ngày lễ Diwali, nên tôi chẳng làm gì được hơn ngòai việc lấy 2 tay che lấp đi lỗ tai của mình và kéo anh đi thật nhanh. Và cả ngày hôm đó, tai tôi hầu như rất đau. Kinh nghiệm đó để lại trong tôi một cảm giác Diwali không phải là một ngày lễ an tòan.
Tôi phải cố gắng thuyết phục mình hãy quên đi cái tôi, mà phải hòa vào cùng anh đón Diwali một cách vui vẻ và hạnh phúc. Cố gắng tập trung vào ý nghĩa thật sự của Diwali, và chuẩn bị chiếc áo saree đỏ để cùng đi đến đền thờ. Và tôi chỉ thật tìm đựơc ý nghĩ đích thực của ngày hội Diwali là trong những đền thờ.
Nhưng đâu lại vào đấy, khi tôi cùng anh bước ra về. Cảm giác buồn ngủ bỗng chốc bị phá bởi tiếng pháo nghe thật chói tai từ những đứa bé trai. Chúng hả hê cười lớn khi bắt gặp bộ dạng sợ sệt của tôi, và càng tiến lại gần hơn với một đống pháo cầm trên tay. Miệng thì nói " Happy Diwali", còn một tay thì bắt đầu châm lửa. Anh nhận ra được điều đó, và xua tay đuổi đám trẻ ấy.
Tôi thật sự rất mệt, cau có và khó chịu về những thứ đã gây ra cho tôi nên từ chối không đi cùng anh ra ngòai cho đến khi hết lễ. Một Diwali hạnh phúc và vui vẻ như tôi hằng mơ tưởng đã bị phá hủy bị pháo. Thật ra, tôi rất nhạy cạm với pháo, tôi rất ghét pháo nên diwali năm đó hòan tòan chỉ đọng lại trong tôi một cảm giác ghê sợ.
Hãy dẹp nỗi sợ hãi của tôi qua một bên, vì nó chỉ là một phần nhỏ so với việc hàng ngàn các trẻ nhỏ phải làm việc trong những xưởng pháo, và nguy cơ rủi ro có thể xảy đến bất kỳ với các em. Đã bao nhiêu đứa trẻ bị phỏng khi đang làm pháo và thậm chí mất cả mạng.
Một vài hình ảnh tương phản giữa những đứa trẻ làm pháo, phải làm việc trong tình trạnh có nguy cơ dẫn đến mất mạng và những người thật sự thích thú với pháo.
Tôi đang cố gắng tìm hiểu việc đốt pháo sẽ mang những lợi ích gì cho những người dân ở đất nước Ấn Độ?. Phải chăng, đó là niềm vui khi được đốt cả ngày lẫn đêm?. Nhưng cảm ơn trời, vì người đã ban cho con một ông chồng không thích chơi pháo, nếu không tính mạng của con cũng khó mà giữ nổi. Không chỉ riêng anh, những người bạn của anh cũng lên án về việc đốt pháo rất nguy hiểm này.
Nhưng có lẽ, phần lớn người dân ở nước này vẫn còn chưa nhận thức được những tác hại của pháo. Nó cũng giống như thói quen vứt rác ngang nhiên ở Ấn Độ, mà cho đến bây giờ chưa có nhà cầm quyền nào có thể thay đổi được nó.
Nhưng đâu lại vào đấy, khi tôi cùng anh bước ra về. Cảm giác buồn ngủ bỗng chốc bị phá bởi tiếng pháo nghe thật chói tai từ những đứa bé trai. Chúng hả hê cười lớn khi bắt gặp bộ dạng sợ sệt của tôi, và càng tiến lại gần hơn với một đống pháo cầm trên tay. Miệng thì nói " Happy Diwali", còn một tay thì bắt đầu châm lửa. Anh nhận ra được điều đó, và xua tay đuổi đám trẻ ấy.
Tôi thật sự rất mệt, cau có và khó chịu về những thứ đã gây ra cho tôi nên từ chối không đi cùng anh ra ngòai cho đến khi hết lễ. Một Diwali hạnh phúc và vui vẻ như tôi hằng mơ tưởng đã bị phá hủy bị pháo. Thật ra, tôi rất nhạy cạm với pháo, tôi rất ghét pháo nên diwali năm đó hòan tòan chỉ đọng lại trong tôi một cảm giác ghê sợ.
Hãy dẹp nỗi sợ hãi của tôi qua một bên, vì nó chỉ là một phần nhỏ so với việc hàng ngàn các trẻ nhỏ phải làm việc trong những xưởng pháo, và nguy cơ rủi ro có thể xảy đến bất kỳ với các em. Đã bao nhiêu đứa trẻ bị phỏng khi đang làm pháo và thậm chí mất cả mạng.
Một vài hình ảnh tương phản giữa những đứa trẻ làm pháo, phải làm việc trong tình trạnh có nguy cơ dẫn đến mất mạng và những người thật sự thích thú với pháo.
Các em phải làm việc trong môi trường đáng sợ
Và những kẻ chơi pháo
Tôi đang cố gắng tìm hiểu việc đốt pháo sẽ mang những lợi ích gì cho những người dân ở đất nước Ấn Độ?. Phải chăng, đó là niềm vui khi được đốt cả ngày lẫn đêm?. Nhưng cảm ơn trời, vì người đã ban cho con một ông chồng không thích chơi pháo, nếu không tính mạng của con cũng khó mà giữ nổi. Không chỉ riêng anh, những người bạn của anh cũng lên án về việc đốt pháo rất nguy hiểm này.
Nhưng có lẽ, phần lớn người dân ở nước này vẫn còn chưa nhận thức được những tác hại của pháo. Nó cũng giống như thói quen vứt rác ngang nhiên ở Ấn Độ, mà cho đến bây giờ chưa có nhà cầm quyền nào có thể thay đổi được nó.
Các sản phẩm "pháo" ở Ấn ngày càng đa dạng về màu sắc và hình dạng.
Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010
Abi phác họa và Abi thật ngòai đời
Bạn tôi cưới chồng năm ngóai và hiện tại cô đang mang thai tháng thứ 5. Cả 2 người tối ngày cứ phác họa con của mình sẽ như thế nào trên Morphthing. Cha là người Indo, còn mẹ là người Việt hiện đang sống ở úc. Nên con của 2 người được phác họa thật trắng trẻo và rất đẹp. Làm tôi cũng muốn phác họac bé Abi thử xem có đúng 100% như bé hiện giờ hay không.
Bé Abi phác họa
Người Ấn thật sự có mùi???
Tôi có một vài người bạn, có thể nói họ không biết nhiều về phong tục và tập quán của người Ấn nên đôi khi họ có cái nhìn không đúng. Đôi khi họ có vài lời nói mà có lẽ làm cho tôi rất buồn, điều đó cũng giống như họ tạt cả gáo nước lạnh vào tôi...làm cho tôi tê tái mà chẳng muốn nói hạy biện minh lại. Tôi không hiểu họ nghĩ gì về bản thân họ mà thản nhiên lấy một chuyện không hay của người khác để rồi bình luận, hể hả cười và thỏa mãn cho rằng mình là người đầy văn minh. Vâng, vấn đề tôi muốn nói ở đây chính là "Mùi" của người Ấn. Tôi không có ý muốn giành phần thắng về mình hay tranh cãi để xem ai đúng ai sai khi nhận thức về vấn đề đó. Vì không những riêng người Việt Nam dị ứng với mùi người Ấn, thì ngay chồng tôi mà tôi chắc là những bạn Ấn và người nước ngòai khác cũng không ai chịu nổi mùi "mắm chưng"...Nên bài post này ít nhiều sẽ giúp bạn hiểu thêm về cái mà nó được cho là mùi đặc trưng của người Ấn.
Có thể mọi người sẽ có thành kiến nhiều về nó. Sự thật là tất cả mọi người và bất kỳ ai đều có thể ngửi thấy mùi thơm hay hôi, đều là tùy thuộc vào thực phẩm mà họ ăn hay lối sống của rất riêng mỗi người.Vệ sinh đúng cách cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định "mùi cơ thể" của ai đó. Và điều này ít nhiều làm cho mọi người nghĩ đúng về mùi cơ thể của người Ấn. Và nếu có một ai đó, chỉ là tình cờ đi trên phố ngang qua người Ấn có mùi, thì họ lại càng tin rằng tất cả lời nói về mùi của người Ấn là như sự thật.
Vậy có phải tất cả người Ấn đều có mùi?. Dĩ nhiên là không, ngoại trừ nước họ cấm dân không được tắm, thì đó sẽ là một vấn đề khác. Một lý do khác có thể xảy ra là do các tuyến mồ hôi họat động khác nhau trên mỗi người. Một số người dân ở các nước như Ấn Độ, Việt Nam... có các tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn do khí hậu nơi họ ở. Riêng chồng tôi thì không cho là vậy, anh bảo rằng vốn đĩ mọi người sinh ra đều có mùi cơ thể riêng.
Thực phẩm là một ví dụ điển hình vì nó có yếu tố ảnh hưởng đến mùi của cơ thể con người rất nhiều. Một số loại thực phẩm có thể có hiệu ứng khác nhau (đặc biệt là trên các tuyến mồ hôi) có thể gây ra một mùi hôi. Và thậm chí gây ra mùi hô răng miệng. Khi một ai đó không đánh răng, hơi thở của họ sẽ có mùi khủng khiếp. Và tôi nghĩ lối sống một phần cũng ảnh hưởng đến mùi cơ thể con người. Tất nhiên là những người nghèo đói sẽ không quan tâm đến vấn đề ăn uống hoặc thậm chí cơ thể họ có bốc mùi đi chăng nữa. Điều này hòan tòan khác xa vời những ai có lối sống tốt hơn, ăn uống những thực phẩm tốt, họ sẽ biết cách chăm sóc vệ sinh thận thể hơn nên chắc rằng mùi cơ thể sẽ giảm thiểu hòan tòan.
Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh rằng người Ấn họ thích ăn cà-ri và các lọai thực phẩm nhiều gia vị khác, cũng giống như người Việt thích ăn mắm, hoặc Hàn Quốc thích ăn kim chi. Tất cả đều chung quy về văn hóa truyền thống của mỗi nước, nên có lẽ tôi hơi bị dị ứng với những ai khi nói về "Mày lấy Ấn, là mày ăn cà-ri suốt đời". Có lẽ một số nước văn minh hơn sẽ nghĩ rằng Ấn Độ bốc mùi là do ăn thức ăn có mùi. Mỗi người trong chúng ta đều là các nhà phê bình tự nhiên và những gì chúng ta không hiểu về nó sẽ cố tình chỉ trích. Cũng có thễ nói về các tôn giáo khác nhau trên thế giới. Chỉ vì nó không phải là những gì bạn tin tưởng, không có nghĩa là tôn giáo của bạn là đúng.
Có thể mọi người sẽ có thành kiến nhiều về nó. Sự thật là tất cả mọi người và bất kỳ ai đều có thể ngửi thấy mùi thơm hay hôi, đều là tùy thuộc vào thực phẩm mà họ ăn hay lối sống của rất riêng mỗi người.Vệ sinh đúng cách cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định "mùi cơ thể" của ai đó. Và điều này ít nhiều làm cho mọi người nghĩ đúng về mùi cơ thể của người Ấn. Và nếu có một ai đó, chỉ là tình cờ đi trên phố ngang qua người Ấn có mùi, thì họ lại càng tin rằng tất cả lời nói về mùi của người Ấn là như sự thật.
Vậy có phải tất cả người Ấn đều có mùi?. Dĩ nhiên là không, ngoại trừ nước họ cấm dân không được tắm, thì đó sẽ là một vấn đề khác. Một lý do khác có thể xảy ra là do các tuyến mồ hôi họat động khác nhau trên mỗi người. Một số người dân ở các nước như Ấn Độ, Việt Nam... có các tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn do khí hậu nơi họ ở. Riêng chồng tôi thì không cho là vậy, anh bảo rằng vốn đĩ mọi người sinh ra đều có mùi cơ thể riêng.
Thực phẩm là một ví dụ điển hình vì nó có yếu tố ảnh hưởng đến mùi của cơ thể con người rất nhiều. Một số loại thực phẩm có thể có hiệu ứng khác nhau (đặc biệt là trên các tuyến mồ hôi) có thể gây ra một mùi hôi. Và thậm chí gây ra mùi hô răng miệng. Khi một ai đó không đánh răng, hơi thở của họ sẽ có mùi khủng khiếp. Và tôi nghĩ lối sống một phần cũng ảnh hưởng đến mùi cơ thể con người. Tất nhiên là những người nghèo đói sẽ không quan tâm đến vấn đề ăn uống hoặc thậm chí cơ thể họ có bốc mùi đi chăng nữa. Điều này hòan tòan khác xa vời những ai có lối sống tốt hơn, ăn uống những thực phẩm tốt, họ sẽ biết cách chăm sóc vệ sinh thận thể hơn nên chắc rằng mùi cơ thể sẽ giảm thiểu hòan tòan.
Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh rằng người Ấn họ thích ăn cà-ri và các lọai thực phẩm nhiều gia vị khác, cũng giống như người Việt thích ăn mắm, hoặc Hàn Quốc thích ăn kim chi. Tất cả đều chung quy về văn hóa truyền thống của mỗi nước, nên có lẽ tôi hơi bị dị ứng với những ai khi nói về "Mày lấy Ấn, là mày ăn cà-ri suốt đời". Có lẽ một số nước văn minh hơn sẽ nghĩ rằng Ấn Độ bốc mùi là do ăn thức ăn có mùi. Mỗi người trong chúng ta đều là các nhà phê bình tự nhiên và những gì chúng ta không hiểu về nó sẽ cố tình chỉ trích. Cũng có thễ nói về các tôn giáo khác nhau trên thế giới. Chỉ vì nó không phải là những gì bạn tin tưởng, không có nghĩa là tôn giáo của bạn là đúng.
Ugly Aur Pagli - một bản sao từ My Sassi Girl
Nguyên nhân chính vì sao tôi mình rất muốn xem bộ phim Ugly Aur Pagli - để xem sự khác biệt giữa nó và bộ phim nổi tiếng hài lãng mạn một thời của Hàn Quốc "My sassi girl". Trước đó, Hollywood cũng đã remake lại bộ phim đó, còn bây giờ Bollywood bắt đầu cho sao y lại nhưng dưới dạng Bollywood-style.
Mình không phải là fan của phim Hàn quốc và đặc biệt là My sassi girl. Tuy nhiên, nó lại là một trong những phim ăn khách nhất của điện ảnh Châu Á. Vì phim khá là lãng mạnh, pha một chút kiểu hài hước của teen nên dễ bắt được thị hiếu của người xem. Vậy phim Ugly Aur Pagli cũng sẽ làm một bước đột phá mới như thế nào trong lãnh vực phim tình cảm pha hài?. Hãy cùng xem nhé.
Thật sự mình không muốn gây tranh cãi ở đây khi so sánh 2 bộ phim, để đưa ra phim nào hay hơn phim nào. Mà mình chỉ muốn so sánh những điểm tương đồng ở 2 phim này thôi.
Trước hết, mình muốn nói lời ngưỡng mộ đến Ranvir Shorey.Anh là một diễn viên diễn khá đáng yêu trong vai trò một chàng trai bị bắt nạt. Và đáng yêu hơn khi anh hứng chịu nhiều cái tát nhất trong bộ phim này.
Cuối cùng anh có lấy lòng được cô gái không?. Và bộ phim đã không kết thúc như một bi kịch. Nếu như bạn đã xem My sassi girl, thì chắc hẳn bạn đã biết kết cục của anh chàng trong phim sẽ như thế nào và diễn xuất của Ranvir sẽ như thế đó.
Mình nghĩ không phải ai cũng là fan của Mallika Sherawat nhưng mình thì rất thích cô ta. Mặc dù, cô ấy bị xem là biểu tượng của sex. Nhưng mình vẫn thích tài diễn xuất của cô nàng trong Ugly Aur Pagli. Nếu không kể thêm bộ phim Khwahish, thì mình lại càng thích hơn. Từ phim "Murder" cho đến phim "Pyaar ke Side effects", phải nói là lối diễn xuất của Mallika khá là nhí nhảnh, và ấn tượng trong thể loại phim tình cảm pha hài. Gần đây, cô còn diễn xuất chung với Jackie Chan trong bộ phim "The Myth" mà trong đó cô là ngườ đánh võ Kunfu cực giỏi.
Khi biết Mallia diễn xuất trong Ugly Aur Pagli, mình đã rất muốn xem ngay. Mình đã thích cô nàng trong phim Pyaar Ke Side Effects rồi.
Một vài cảnh tương đồng giữa 2 bộ phim:
From Ugly Aur Pagli
From My Sassi girl
Các cô gái say xỉn đều ói mửa trên hành khách
From Ugly Aur Pagli
From My Sassi girl
Cả 2 chàng trai trong phim đều cõng cô gái trên lưng và sau đó là bị ăn cái tát. Nhưng Mallika tát đúng 99 cái
From Ugly Aur Pagli
From My Sassi girl
Phim gốc My sassi girl có bản nhạc Talli mà cả 2 người cùng nhảy và quậy trong vũ trường
From My Sassi girl
From Ugly Aur Pagli
Trong 2 phim đều có cảnh ; cô gái bắt chàng trai phải mang giày cao gót trên đường phố
From My sassi girl
From Ugly Aur Pagli
Có nhiều bài hát được đệm vào phim như "Karlo Gunaah" mà mình nghĩ không ăn nhập gì vào cốt truyện, cốt chính chỉ là để phô diễn thân thể của Mallika.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)