Vì cha của bé là người Ấn Độ nên việc đăng kỳ khai sinh cho bé khác với các trường hợp thông thường. Để khai sinh cho bé, cha mẹ cần chuẩn bị những giấy tờ như sau : đơn xin đăng ký khai sinh có cha là người nước ngoài (đơn này đã có mẫu sẵn do các sở tư pháp phát hành); giấy chứng sinh; bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ (vì mình kết hôn tại Singapore nên giấy kết hôn đó cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại VN), dịch ra tiếng việt và công chứng ); bản sao hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người mẹ.
Còn việc đăng ký quốc tịch cho con, thì pháp luật VN quy định rằng: Nếu cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì phải có giấy thoả thuận về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Mình không bàn về việc chọn quốc tịch khác ngòai quốc tịch VN. Trường hợp lựa chọn quốc tịch VN cho con thì cha mẹ cần phải chuẩn bị văn bằng thỏa thuận quốc tịch VN giữa người cha và mẹ rồi cần có sự chứng thực của cơ quan thẩm quyền (*).Hồ sơ sau khi hoàn tất sẽ nộp cho sở tư pháp địa phương nơi người mẹ hoặc cha đang cư trú.
*Cũng chỉ vì tờ giấy này mà mất gần 3 tháng mình mới có được nó từ anh; thực ra anh vẫn mong muốn cho bé được mang quốc tịch của ba nên có nhiều cái bất mãng giữa anh, gia đình anh đối với tôi, chính vì thế tôi phải theo anh về tận Ấn Độ để giảng thuyết cho gia đình anh hiểu. Động lực đó chính là cái nôi cho tôi tại ra blog này với ý định mang những thông tin thiết thực cho những người đang và đã yêu người Ấn. Tôi xin phép không bàn nhiều về vấn đề chọn lựa quốc tịch ở bài post này.
Việc đăng ký quốc tịch, pháp luật đã có quy định như sau: nếu cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì phải có giấy thoả thuận về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Nếu lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước mà cha hoặc mẹ là công dân xác nhận việc chọn quốc tịch nước ngoài là phù hợp với pháp luật của nước này. Văn bản đó phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có công chứng. Trường hợp lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì cha mẹ cũng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản có sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của VN. Mình xin nói thêm; sau khi 2 bên đã thỏa thuận trên văn bằng thì người cha nước ngòai phải cầm đến Lãnh sự quán VN và ký trước mặt họ, như vậy văn bằng mới có giá trị.
Chỉ sau khi có đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ theo quy định và nộp tại sở tư pháp thì mới được cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Họ khai sinh cho bé không quá 2 tuần.
Còn nếu như mình cho mang quốc tịch Ấn thì như thế nào? chắc phải xin visa cho nó ở VN? và việc học hành của nó như thế nào nếu muốn học công lập? vì nó k phải là Việt Nam? tất tần tật khác với trẻ con VN? chị nghĩ thế? m2 không biết đúng hôn?
Trả lờiXóaChị ơi, nếu bé cùng ống với chị ở VN , sao chi không làm quốc tịch VN cho bé, thì mọi chuyện sau này của bé sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn. Còn nếu chị chọn quốc tịch Ấn mà bé sinh sống với chị tại VN thì bé sẽ bị xem là người nước ngoài rồi, mà như vậy thì việc học hành hay cái khác của bé sẽ khó khăn hơn.
Trả lờiXóaVN mình cho 2 quốc tịch đấy, chị thử hỏi lãnh sứ quán Ấn Độ xem họ có chấp nhận 2 quốc tịch không. Mà hình như là không, nên em chọn quốc tịch VN cho bé.