Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Chọn tên cho con theo đạo Hindu

Người Ấn thừơng đặt tên con dựa vào giờ sinh ứng với ngôi sao của những vị thần Hindu. Và điều này khá là phổ biến của những người đạo Hindu trong việc lựa chọn tên con cái của họ.

Trong xã hội Hindu từ xa xưa, tên đứa bé sẽ được đặt với một ý nghĩa thật sâu sắc và thường bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên dựa theo Nakshatra của đứa bé. Nakshatra có nghĩ là những là 27 vị sao cung ứng với các vị thần Hindu. Thường những cái tên Hindu có một sư gắn chặt với Thần linh hoặc một cái gì đó thật tốt đẹp. Người Ấn cho rằng chỉ cần nghe tên của ai đó thì họ sẽ cho biết tính tình về người ấy.




Lúc ông bà nội đặt tên cho bé Abi, ông bà cũng lấy ngày sinh tháng đẻ và giờ sinh ( giờ sinh VN và Ấn Độ khác nhau nên họ thường lấy GMT+7) của bé rồi đem cho vị thầy tu để lấy tên. Mình nghe anh nói họ xem xét ngày giờ sinh của Abi rồi xem ứng với vị sao nào rồi đặt tên có tiếng đệm theo đó. Vị sao ứng với Abi là Pooram nên tên bé phải đặt làm sao để có nghe tiếng đệm là Mo, Ta, Ti, Tu. Mình thì chỉ thích cái tên Abhilash nên mình và ông xã quyết định luôn cái tên này. 2 vợ chồng sau đó phải đi năn nỉ ông bà nội đừng giận vì ông bà mất gần cả 2 ngày trời để chọn cái tên cho bé.

Riêng ông bà ngọai thì muốn đặt tên bé theo VN, mà còn phải lấy họ ông ngọai nữa. Chuyện này không phải dễ để thuyết phục gia đình bên chồng , vì bé cũng là cháu nội trai đầu tiên nên họ quý bé lắm. Nên mình rất khổ trong việc chọn tên cho bé, không biết làm sao để vừa lòng cả 2 gia đình. Mình năn nỉ anh và đưa ra mọi lý do vì sao bé nên theo họ mẹ. Nghe thật mơ hồ, nhưng vì thương vợ nên cuối cùng anh cũng đành phải chấp nhận cho bé theo họ mẹ. Vì thế cái tên của bé ra đời thật là dài dòng Võ Minh Quang Yathipathi Abhilash, là sự kết hợp giữa 2 họ cha và mẹ, tên việt và Ấn.

Mọi người có thể tính tóan ngày sinh của bé theo đường link này là biết ngay vụ sao nào sẽ ứng với bé
http://www.indianhindunames.com/nakshatra-calculator-find-birth-star.htm

Khai sinh cho con có cha hoặc mẹ là người nước ngòai

Mình không biết các trường hợp khác có dễ hay không khi cha hoặc mẹ muốn làm khai sinh cho bé tại VN. Chứ riêng mình thì nó lằng nhằng và mất thời gian quá nhiều chỉ vì việc đăng ký khai sinh cho bé ở VN, chắc có lẽ bé nhà mình có ba là người nước ngòai và việc đăng ký hôn nhân của mình lại ở Singapore nên nó mới nhiêu khê như vậy. Chứ thật ra, nếu mình biết trước những thông tin để chuẩn bị thì mình chắc chắn một điều là sẽ không phí thời gian như thế.

Vì cha của bé là người Ấn Độ nên việc đăng kỳ khai sinh cho bé khác với các trường hợp thông thường. Để khai sinh cho bé, cha mẹ cần chuẩn bị những giấy tờ như sau : đơn xin đăng ký khai sinh có cha là người nước ngoài (đơn này đã có mẫu sẵn do các sở tư pháp phát hành); giấy chứng sinh; bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ (vì mình kết hôn tại Singapore nên giấy kết hôn đó cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại VN), dịch ra tiếng việt và công chứng ); bản sao hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người mẹ.

Còn việc đăng ký quốc tịch cho con, thì pháp luật VN quy định rằng: Nếu cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì phải có giấy thoả thuận về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Mình không bàn về việc chọn quốc tịch khác ngòai quốc tịch VN. Trường hợp lựa chọn quốc tịch VN cho con thì cha mẹ cần phải chuẩn bị văn bằng thỏa thuận quốc tịch VN giữa người cha và mẹ rồi cần có sự chứng thực của cơ quan thẩm quyền (*).Hồ sơ sau khi hoàn tất sẽ nộp cho sở tư pháp địa phương nơi người mẹ hoặc cha đang cư trú.

*Cũng chỉ vì tờ giấy này mà mất gần 3 tháng mình mới có được nó từ anh; thực ra anh vẫn mong muốn cho bé được mang quốc tịch của ba nên có nhiều cái bất mãng giữa anh, gia đình anh đối với tôi, chính vì thế tôi phải theo anh về tận Ấn Độ để giảng thuyết cho gia đình anh hiểu. Động lực đó chính là cái nôi cho tôi tại ra blog này với ý định mang những thông tin thiết thực cho những người đang và đã yêu người Ấn. Tôi xin phép không bàn nhiều về vấn đề chọn lựa quốc tịch ở bài post này.

Việc đăng ký quốc tịch, pháp luật đã có quy định như sau: nếu cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì phải có giấy thoả thuận về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Nếu lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước mà cha hoặc mẹ là công dân xác nhận việc chọn quốc tịch nước ngoài là phù hợp với pháp luật của nước này. Văn bản đó phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có công chứng. Trường hợp lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì cha mẹ cũng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản có sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của VN. Mình xin nói thêm; sau khi 2 bên đã thỏa thuận trên văn bằng thì người cha nước ngòai phải cầm đến Lãnh sự quán VN và ký trước mặt họ, như vậy văn bằng mới có giá trị.

Chỉ sau khi có đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ theo quy định và nộp tại sở tư pháp thì mới được cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Họ khai sinh cho bé không quá 2 tuần.

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Update bé ABi







Saree gift from my sweetheart!!

2 tuần trước về chơi với 2 mẹ con, anh mua thật nhiều quà cho vợ và con. TÔi thì anh mua cả 3 bộ saree vàng, đen và một lọai cải saree mỏng, anh nhờ thợ may bên sing làm luôn cả cái blouse và petticoat, không biết làm sao anh biết được số đo của vợ mà phải ngạc nhiên nó rất ư vừa vặn với tôi. Còn Abi, thì anh mua thật nhiều đồ chơi. Cả gia đình được một dịp vui chơi thỏa thích ở Vincom ngòai quận nhất.

Tôi thích nhất là họa tiết trên saree vàng, anh bảo rằng nó được kết cườm bằng tay nên giá của nó của nó cũng thật là đặc biệt. Anh bảo thầm rất thích nhìn vợ trong bộ saree, vì lúc đó nhìn vợ hơi giống mấy chị Indian.




Họa tiết được zoom gần, trông nó thật sắc sảo



Blouse và petticoat




Đây là bộ saree đen, nhìn màu này mình liên tưởng đến một cái gì đó buồn kinh khủng. Mình không thích màu đen cho lắm vì nó làm cho mình lớn tuổi. Nhưng đối với ông xã, đó lại là màu quý phái đầy cổ điển







Còn đây là saree lọai vải mỏng, mình thấy nó đẹp, ấy thế mẹ lại bảo nó giống máy cái màn.



Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Đồ dùng cho bé chào đời

Hom nay có bà chị bạn gọi điện thọai hỏi thăm về tình hình của bé Abi và tìm một vài sự gợi ý cho việc lâm bồn sắp tới. Chị đang mang thai tháng thứ 7, siêu âm là bé trai( chắc bố mẹ vui hết cỡ lắm đây), hehe...Tháng thứ 7 là mình có thể đi shopping, tha hồ mua đồ cho bé, vì chỉ còn 2 tháng không biết chừng nào có dấu hiệu sing nên mua để đó cho chắc ăn. Tiện đây, mình list ra một vài thứ cần thiết để các bà mẹ có thể chuẩn bị để chào đón trẻ sơ sinh.

Đồ dùng cho bé chào đời:

- Tả sơ sinh ( mặc dù có rất nhiều lọai chọn lựa nhưng mình thất tả Bobby là tốt nhất, theo quan điểm của mình)

- Quần đóng tã, size 1 và 2.

- Khăn bông quấn , dùng quấn bé khi ra đường hoặc đắp hoặc lau sau khi tắm, 5-7 cái.

- Chăn dùng để lót nôi cho bé nằm.

- Khăn vải sô nhỏ : khỏang 30 cái, dùng để lau mặt bé sau khi uống sữa, hoặc lau mình, mồ hôi cho bé.

- Áo len 2cái; áo ghi lê mỏng 2 lớp dùng rất tiện, ấm ngực mà khi bé nằm ko bị cộm nách, 5-7cái.

- Ban ngày: Áo cộc tay, - ban đêm: Áo dày tay, chọn loại cài cúc lệch cổ sát, sau đó nếu cần thì đeo thêm yếm vải cho bé để giữ ấm ngực và cổ, mình ko thích dùng áo buộc dây, trông cứ loằng ngoằng. Mua khoảng 5-10cái.

- Quần dài: 10cái size S.

- Mũ nhỏ, mũ vừa ( coton): 1 cái thôi, để che thóp bé vào ban đêm.

- Yếm che ngực vải; khỏang 5cái, mình dùng loại này liên tục cho bé trong tháng đầu và tháng thứ 2 vì cần giữ ấm ngực. Ở bé có 2 chỗ cần giữ nhất là ngực và bàn chân.

- Yếm ăn: ko cần dùng. Đeo cái khăn sữa vào, ướt thì thay nhanh gọn.

- Bình sữa

- Bình uống nước.

- Bông tẩy trang (từng miếng rời trong gói): 3 gói mua ở hiệu thuốc, dùng rửa mắtt khi tắm cho bé hoặc rửa mặt buổi sáng. Thấm nước cho ướt, bóp cho hết nước, và kéo giãn ra 1 chút. Đừng dùng khăn sữa nhé bé rát mặt.

- Băng rốn, quấn bụng.

- Bao chân, tay cotton: khỏang 5 bộ.

- Cắt móng tay (Bấm, Kéo ): mua loại chuyên dụng cũng được mà ko có cũng chả sao. Mìnhdùng bấm móng tay của người lớn, khi bé ngủ thì bấm.

- Bông ngoáy tai trẻ em: mua ở hiệu thuốc, dùng cho bé khi tắm xong, mua 2-3 lọ dùng dần.

- Kim băng cài tã.

- Giấy lót phân su.

- Giấy ướt: vài hộp.

- Tấm lót nhựa khi thay bỉm.

- Cọ bình sữa 1 dài 1 ngắn, chọn loại bình thường thôi.

- Phấn rôm, chấm phấn, phấn thuốc chống mồ hôi trộm: không nên dùng nhé, không cần mua.

- Kem chống hăm: mua 2 tuýp nhỏ Bapanthen ở hiệu thuốc, dùng tốt cực. Bôi được cả khi bị muỗi đốt.

- Sữa tắm gội Lactacyd: 1 chai, loại này tốt, an toàn. Có thể dùng để giặt khăn sữa cho bé luôn. Quần áo thì giặt xà phòng riêng cho em bé.

- Hút mũi: cái này ông xã mua ở hàng baby, rẻ, 30k mà dùng tốt lắm, loại hút 2 đầu nhé. Lúc nào cũng để ở đầu giường phòng khi bé sặc sữa hút luôn.

- Đánh tưa lưỡi, gạc tưa: mua vài gói. Khi tắm quấn gạc vào đầu ngón tay hoặc bông ngoáy tai, sau đó nhỏ nước muối sinh lý cho ẩm và lau lưỡi cho bé.

- Thau rửa mặt nhỏ + gội đầu 1cái, thau tắm to: 1cái, thau tráng nhỏ: 1c. Gáo múc nước lọai bé 1cái.

- Túi đựng đồ nhỏ 1cái để đưa bé đi tiêm; to 1cái để mang đi khi đi sinh.

- Máy tiệt trùng bình sữa: mình ko dùng. Rửa sạch bình, đun nước sôi ở bình siêu tốc rồi đổ vào tráng kỹ, thế là xong, nhà mình ko luộc. Hoặc cho cả bình sữa vào bình siêu tốc đun sôi là được.

- Nước muối sinh lý mua sẵn cả bịch dùng dần, nhỏ mắt mũi cho bé, Natriclorid 0.9%, nhớ mua loại đầu tròn mở sẵn, đừng mua loại liền về phải dùng kéo cắt đầu thì cạnh đó sắc khi nhỏ mắt mũi cho bé dễ đau.

- Cồn thấm rốn sau khi tắm: 2 lọ.

- Phích nước.

- Bát / hộp to để đựng bình sữa khi rửa.

- Rổ nhựa để chân giường để quần áo, khăn, tất, bỉm, giấy khô ướt. Tháng đầu thôi, sau dọn đi, cho vô tủ, cho giường nó thoáng.

- Tủ để quần áo vật dụng, tủ nhựa tiện lợi, mua luôn loại to nhé, sau bé có thể dùng đến 7-8 tuổi.

- Sữa sơ sinh.

- Máy đo nhiệt kế.

- Dầu khuynh diệp.

Đồ dùng cho mẹ:

- Quần lót dùng 1 lần, của VN, ở ngoài gói ghi là quần dành cho khi đi du lịch (bằng vải cotton chứ ko phải loại quần giấy đâu), mua ở các hàng bán đồ trẻ em.

- Băng vệ sinh ban đêm + ngày + hàng ngày: mua nhiều để dùng dần.

- Vớ mang chân.


-Gen bụng.


Đồ dùng mang khi đi sinh:

-Túi đựng đồ cho bé: vớ tay, chân, mũ, quần, áo, yếm, khăn sô, khăn choàng che gió, khăn quấn, tả sơ sinh, giấy ướt, bình sữa, bình nước lọc, hộp sữa bột, nước pha sữa, phích; Mang nhiều hoặc ít tuỳ mẹ sinh thường hay mổ. Mình nằm viện chỉ 2 ngày rưỡi , và trong viện thì dùng hoàn toàn đồ của viện, nên chỉ mang mỗi bộ quần áo cho bé thay khi về nhà và khăn quấn, mũ nữa thôi.


-Đồ cho mẹ: quần áo, vớ, khăn quấn cổ, mũ, bông che tai , BVS, quần lót, sữa hộp giấy, nước 1 chai, bàn chải kem đánh răng khăn rửa mặt, khăn lau người.


- Giấy báo củ hoặc bao ni lông để đựng đồ bẩn.

Chắc thế nào vẫn còn nữa, mình nhớ không hết nên các mẹ hỏi mẹ mình cho ý kiến đóng góp nữa nhá.




Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010

Vấn đề khó khăn trong việc thuê một căn hộ ở Hyderabad

Nếu bạn còn độc thân, ăn chay, cặp vợ chồng Hindu hoặc đại lọai là một gia đình, thì việc thuê một căn hộ ở Ấn còn khó khăn hơn so với dự kiến. Nói thẳng ra, nó sẽ là một thách thức đối với bạn. Và đặc biệt hơn nếu bạn chưa kết hôn hoặc là người Hồi Giáo.

Tôi gặp phải những khó khăn này khi còn đang sống ở Hyderabad. Lúc đó, vợ chồng tôi có ý định share tiền thuê căn hộ với một người bạn sing của anh còn độc thân. Rất ngây ngô, tôi nghĩ điều này là ổn thỏa cũng giống như thuê một căn hộ ở Úc hay Singapore. Điều này là bình thường khi nhiều người muốn share tiền thuê căn hộ với nhau. Nhưng ngược lại, nó không bình thường ở Ấn.

Ở Hyderabad, không cần một agent để đứng ra giao dịch giữa người thuê và người chủ hộ. Mà thay vào đó, chúng tôi có một cuộc gặp gỡ riêng với bà chủ nhà bằng ánh mắt dè chừng xem xét. Sau đó, là hàng lọat các câu điều khỏan cổ xưa được đưa ra. " Không rượu, không được về trễ sau 11 giờ, không được dẫn bất kỳ một người lạ mặt nào vào nhà". Tôi thật chẳng tin vào những gì đã nghe. Đây đâu còn là thế kỷ thứ 19. Và chúng tôi là những con người đã trưởng thành, có việc làm. Đâu phải là những sinh viên, học sinh còn cắp sách đến trường với những điều kiện như thế.
Những căn hộ nổi tiếng ở Hyderabad


Nó không phải là sự cố tình cờ xảy ra. Mà hầu như mọi nơi, chúng tôi tìm kiếm đều đưa ra chung những điều kiện như vậy. Hầu như, những người cho thuê nhà ở Ấn rất dè chừng với những người nước ngòai. Và nó càng tệ hơn, nếu bạn là một người đàn ông nước ngòai đi thuê nhà một mình.

Riêng đối với chúng tôi, họ còn muốn chứng minh bằng tờ giấy hôn thú để tin rằng chúng tôi là vợ chồng. Ok, cuối cùng việc thuê nhà cũng tạm ổn. Tuy nhiên, lại có một vướng mắc. Tôi không phải là người ăn chay, nên việc thuê nhà càng trở nên tệ hại hơn. Và một cuộc thương thuyết xảy ra giữa chồng tôi và chủ nhà. Cuối cùng, họ nhượng bộ cho chúng tôi. Nhưng từ đó về sau, tôi không còn có thói quen ăn thịt nữa.

Và cũng vài ngày sau đó, ở thành phố Hyderabad. Một người bạn nước ngỏai làm chung sở với chồng tôi, đã có ý định tìm căn hộ riêng cho cô và bạn trai người Ấn. Dĩ nhiên là, họ chưa kết hôn, và cũng không phải là người ăn chay. Sau khi đã hụt hơi, tìm kiếm các căn hộ vòng quanh Hyderabad, và cuối cùng họ cũng tìm ra một nơi, nhưng không phải là căn hộ, mà nó chỉ là một cái phòng trống được người nhà cho thuê lại, là không đưa ra bất kỳ điều kiện nào. Nhưng đối với họ, đó là một sự hạnh phúc. Uhm, nhưng nó không dễ dàng chút nào. Vì những người sống xung quanh và cả bà vợ của ông lại không đồng tình. Ở Ấn Độ, người cho thuê nhà không phải là người duy nhất quyết định. Mà nó còn có sự cộng hưởng của những cư dân xung quanh và người trong gia đình. Vậy bạn của anh quyết định như thế nào, tất nhiên là làm một tờ hôn thú giả . Biết phải làm sau được, khi mọi người ở Ấn khi chấp nhận sự thật, mà chỉ có giấy tờ giả thì họ tin nhất.

Còn nếu bạn là người Hồi Giáo, thì đừng hòng. Hồi Giáo cũng là một phần phân biệt chủng tộc ở Ấn Độ. Thậm chí nếu cái tên của bạn là Khan.

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2010

Paragu- A must watch movie

Khi xem phim này, tôi đã khóc thật nhiều. Tôi không phải khóc cho nhân vật trong phim. Mà tôi khóc đây chính là những gì trong phim đã thể hiện thật rõ nét hòan cảnh của tôi trước đây. Tôi cảm thấy thật có lỗi và thương ba mẹ hơn. Qua bộ phim này, tôi thật sự hiễu rõ được giá trị ở người làm cha làm mẹ. Con cái là gia tài vô giá đối với họ. Một tai nạn nhỏ cũng đủ làm cho họ phải cuống cuồng lo sợ, thì huống hồ gì đó là việc hệ trọng cả đời cho đứa con. Bây giờ, tôi đã làm mẹ. Tôi càng hiễu sâu sắc hơn. Chỉ một phút lỡ lầm của con cái có thể giết chết cha mẹ một cách không thương xót. TÔi hi vọng những ai đang rơi vào tình trạng giống như tôi lúc trước, đứng giữa người mình yêu và cha mẹ thì hãy dùng lý trí để giãi quyết vấn đề. Mặc dù nó có đem lại cho bạn sự đau khổ, nhưng hãy vững vàng bước đi tiếp vì không ai thương mình hơn ngòai cha mẹ ta.




Các bạn nên dành thời gian xem bộ phim này, để có thể hiễu rõ hơn tâm tư của người làm cha làm mẹ

Xem online movie tại đây.