Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010

Anh đã vào khuôn khổ

Có thể tạm nói là anh đã vào nề nếp tác phong của gia đình ba mẹ tôi. Anh biết đến giờ cơm là xuống nhà bếp, phụ cô giúp việc đem chén đũa,sau đó xắt ớt cho nước mắm hay nước tương vào dĩa, rồi sau đó bới cơm và mời ba mẹ tôi cùng ăn cơm. Anh đã dần thích nghi được với lối sống của người Việt. Có nghĩa là ăn uống đúng giờ giấc, không còn thói quen ăn trễ như hồi còn ở Ấn và Singapore. Không còn bề bộn, lượm thượm nữa mà thay vào đó là một người nề nếp, biết dọn dẹp đồ đạc. Anh không còn ăn uống đòi hỏi như lúc trước nữa mà bây giờ anh đã anh được hết tất cả các loại bún như phở, bún riêu, mì, hủ tiếu, cơm tấm, bún chả giò... Đặc biệt là anh rất mê món phở, tất nhiên không phải là phở bò rồi(có dụ cách mấy anh cũng không ăn thịt heo và bò), mà là phở gà rồi còn tấm tắc khen ngon, cứ một hai hay 3 ngày lại đòi ra phở 24. Có lúc thấy thương anh quá, nên làm cho anh mấy món Ấn mà anh thích mặc dù nguyên vật liệu không đủ nhưng anh vẫn hít hà và bảo vợ làm ăn ngon quá. Có lẽ hai hay 3 tuần anh mới ăn được một lần đồ ăn Ấn nên anh thấy ngon là phải.
Nước mắm đã trở nên quen thuộc với anh

Ông bà ta có câu " Dạy con từ thưởu còn thơ, dạy vợ từ thưởu ban sơ mới về". Câu nói đó thật là đúng, nhưng ở đây gia đình vợ lại dại con rể tứ lúc bước chân vào ở rể nhà ba mẹ tôi. Họ muốn anh phải theo nề nếp, phong tục của gia đình nên ba mẹ tôi đề ra hàng lọat giờ giấc từ ăn uống ngủ nghỉ đến việc chơi chung với con, nên có những lúc anh bực bội vì nghĩ mình không khác gì một đứa trẻ lên 3, là những lần đó anh tỏ ra gáu gắt với tôi. Nhưng tôi cũng phải tay vừa, vậy là anh phải chịu lép vế. Ba mẹ hay nói với tôi rằng" Con phải dạy thằng Raj vào nề nếp đàng hòang, cứ ngày một ngày hai nói riết thế nào rồi nó cũng phải nghe mà thôi". Thậm chí, ba mẹ tôi còn không cho phép tôi xuống bếp nấu ăn cho anh, mà những chuyện như vậy thì cứ nhờ chị phụ bếp là được rồi, chứ không được mất thời gian cho mấy cái việc vớ vẩn như vậy. Nhiều lúc muốn nấu cho ăn vài món, nhưng chỉ đợi khi nào ba mẹ không có ở nhà, thì 2 vợ chồng cùng bày biện nấu cùng nhau. Mệt mỏi vậy đó,nhưng đôi khi nó lại làm cho hương vị cuộc sống đầy màu sắc.
Phụ mẹ bới cơm


Và lúc nào cũng là người ăn sau cùng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét