Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Những điều lệ để có thể làm handmade soap ở Singapore

Quả là mình chưa thấy ở nước nào lại có nhiều điều luật đặt ra cho từng loại kinh doanh như ở xứ sở Singapore này. Và giờ mình cũng hiểu tại sao là chưa có một ai là soapmaker đơn lẻ để có thể tự sản xuất và bán ở đây theo phương pháp Cold process. Mặc dù nguồn nguyên liệu để làm soap khá là dồi dào ở Singapore như dầu nền, tinh dầu, hương liệu, các loại organic herbs, organic bean powder...phải nói là rất nhiều so với Việt Nam và các mặt hàng cũng đa dạng từ nhiều đất nước khác . Nhưng nguồn nguyên liệu duy nhất để làm ra những chiếc bánh soap là " Sodium Hydroxide" , nằm trong danh sách hóa chất cần phải được quản lý khá là gắt gao dưới sự cho phép của NEA ( National Environment Agency) . Nên hầu như không thể mua được NaOH theo dạng cá nhân đơn lẻ mà không có sự cho phép và ràng buộc từ bộ phận quản lý môi trường ở Sing.

Muốn được sự đồng ý và cho phép, thì tổ chức một kinh doanh đó (thường là quốc tịch Singapore và PR) phải có giấy phép và bằng cấp liên quan để nộp trình lên, chứng mình rằng mình có đủ tư cách để có thể mua với mục đích rõ ràng. Sau đó mình sẽ điền một cái form mà trong đó mình phải khai báo rõ ràng từng hạn mục như số lượng chính xác của NaOH cần dự trữ, khu vực cất giữ, những đề phòng và cách cứu chữa khi tai nạn xảy ra. Vì ít nhiều họ muốn đảm bảo môi trường sống xung quanh hoàn toàn xanh và sạch, mặc dù NaOH không đáng là bao nhiêu để gây ảnh hưởng đến người dân (nếu họ biết rõ mục đích cần sử dụng) . Một khi được cấp phép, thì mới có quyền mua được NaOH ở Sing hoặc nhập, hic hic. Thật là khắc khe, nhưng mình rất đề cao chủ trương này vì môi trường sống xung quanh cần phải được bảo vệ vì nó góp phần làm nên một đất nước Singapore xinh đẹp hơn http://www.smileycodes.info/emo/donggu/donggu13.gif.

Nhưng việc quan trọng nhất để mở được handmade soap thì họ lại đòi hỏi bằng cấp liên quan đến ngành nghề kinh doanh, chứ không dễ dàng như một số nước . Cũng hên là mình còn giữ được cái bằng học ngắn hạn về khóa làm handmade soap ở Úc, chứ không cũng đành phải từ bỏ giấc mơ này http://www.smileycodes.info/emo/donggu/donggu16.gif.

Bên cạnh đó, mình còn được bộ phận HSA ( Health Sciences Authority) gọi lên để tư vấn những thông tin cần thiết về thành phần được cho phép và không cho phép trong bánh soap. Chỉ số được cho phép không được vượt mức giới hạn và bất kỳ lúc nào nhân viên HSA sẽ trực tiếp xuống để kiểm tra trong quá trình sản xuất. Sau khi bánh soap cured, thì mỗi xà phòng bắt buộc cho mỗi design phải được gởi lên HSA để kiểm định . Bao nhiêu loại soap được bày bán trong shop thì bấy nhiêu sample đều được đem test trước khi ra công chúng ( điều quy định này tương tự với National Industrial Chemicals Notification and Assessment Scheme ở Úc ) . Bên cạnh đó, những bánh soap khi được bày bán đều phải được dán label đầy đủ bao gồm:
  • ¨ Product name & function
  • ¨ Instructions for use
  • ¨ Full ingredient listing
  • ¨ Country of manufacture
  • ¨ Contents (weight/ volume)
  • ¨ Batch number
  • ¨ Manufacturing/ expiry date (expiry date required for products with less than 30 months durability)
  • ¨ Name and address of company responsible for placing the product in the market
  • ¨ Special precautions (listed under Annexes III, VI and VII of the ACD)
Với những điều luật rõ ràng như thế này thì đây là một lợi thế cho người kinh doanh về handmade soap, vì họ sẽ biết được điều thiết yếu cần và không nên khi mang sản phẩm đến người tiêu dùng.

Khi mình hỏi cơ quan chức năng liệu mình có thể sản xuất tại nhà vì handmade soap là phương pháp thủ công, làm bằng tay mà không cần đến máy móc nào . Và với câu trả lời là " Không" , người sản xuất bắt buộc phải thuê mướn chỗ để làm. Tuyệt đối không được sử dụng nhà ở để biến thành nơi sản xuất vì điều này có thể gây hại đến sức khỏe người dân. Thật tình, đây chỉ là luật ở singapore vì môi trường sống ở đây được bảo vệ hơn bao giờ hết .

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Plan for handmade soap in singapore


Mấy hôm nay mình không thể update blog thường xuyên, vì đang trong tình hình là xin giấy phép làm handmade soap ở singapore. Quả là việc xin làm soap ở đây chẳng dễ chút nào, cứ phải đi check tùm lum thủ tục . Có gì mình sẽ nói sau về việc xin giấy phép và các bằng cấp liên quan đến handmade soap để có thể mở shop ở Singapore, một đất nước có rất nhiều điều luật nghiêm minh mà người dân phải thi hành một cách nghiêm túc.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Manderin ơi là Manderin

Khi quyết định sống ở Sing là mình đã chuẩn bị tư tưởng trước sau gì cũng phải học thêm tiếng Manderin. Vì cái mặt của mình đi đâu cũng bị dân Chinese xổ cho một tràng. Lần một, lần hai còn biết nói " English please", nhưng mình không phải là cái máy để thốt ra hoài câu nói đó vì nó diễn ra hằng giờ, hằng phút, hằng ngày ở mọi nơi . Nên mặc dù không hề học qua trường lớp tiếng Trung nào, mà mình cũng hiều được giá cả và số đếm nhờ các anh, các chú,các chị bán hàng .

Ngay cả khi ở chính nhà của mình, mà còn bị các bác quản lý khu dân cư đi tuyên truyền thông tin cứ lấy mình ra để dợt cho vào câu Manderin. Riết rồi ông xã mình cũng giục vợ học thêm ngôn ngữ này để dễ hòa nhập trong môi trường có đến 70% là dân gốc Hoa.

Tìm các trường dạy "multi-language" không hề khó một chút gì như inlingua School of Languages, GEOS. Ở đây, hầu hết các ngôn ngữ như Indonesian, French, Italian, Korean, Japanese..., thậm chí tiếng Việt đều do người bản xứ của nước đó giảng dạy. Nên việc phát âm và âm điệu sẽ giúp cho học sinh quen dần một cách dễ dàng hơn.

Hi vọng trong thời gian tới tiếng Manderin của mình sẽ rành rọt một chút

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

"Karam"- the popular Indian game

Mình thích khoảng không gian cả gia đình cùng quây quần bên nhau nói chuyện phím, hoặc chơi những game mang tính trí tuệ logic. Và hầu hết những loại trò chơi này được bán rộng rãi ở những cửa hàng game ở Úc và Singapore. Mặc dù chưa định hình những loại game gì họ có dành cho gia đình , thì bạn chỉ cần bảo họ giới thiệu những "family game" , là họ sẽ phục vụ bạn rất tận tình . Đến tận giờ, mình vẫn còn ấn tượng với anh bán hàng ở Mindgame shop trên đường Swanston street, gần trường RMIT. Anh rất thân thiện và nhiệt tình , hướng dẫn mình cách chơi của từng món rồi quyết định giùm mình luôn một bộ .

Còn ở đây, vợ chồng con cái chỉ gần gũi nhau được thứ 7 và chủ nhật. Nên ông xã không bao giờ phung phỉ dù chỉ một phút , để dành thời gian chơi đùa với bé nhiều hơn . Tối thứ 6 là lên lịch xem cuối tuần sẽ làm gì rồi dính luôn với kế hoạch đó. Mặc dù, ở cái tuổi của bé thì đi chơi vẫn là lựa chọn số 1 nhưng đối với bọn mình thì được ở nhà, dành thời gian cho nhau vẫn tốt hơn .

Thôi thì, lâu lâu có một ngày nghỉ ở nhau để ba dạy cho bé chơi "Karam" .

"Karam" là một dạng trò chơi gia đình khá phổ biến ở Ấn Độ. Cách chơi rất đơn giản nhưng chơi nó không dễ tí nào. Nó đòi hỏi người chơi sự kiên nhẫn và tính toán để có thể đá văng " striker" bằng tay . Đây cũng đòi hỏi các thao tác nhẹ nhàng nhưng dứt khoát của các ngón tay để tạo những góc bắn đẹp mắt.

Bề mặt được làm từ chất liệu gỗ rất láng, để cho striker có thể di chuyển dễ dàng

Bé rất thích thú với Karam và được bố đào tạo để trở thành người chơi Karam giỏi nhất .

Giá của một bộ Karam từ 135$- 240$. Trò chơi này rất thích hợp với người lớn tuổi vì nó giúp cho trí não người già phần nào không bị lão hóa. Ắc hẳn đây là món quà mà ba mẹ và ông bà mình sẽ mê đây.

Karam có bán hầu hết ở các Book store và Hobby shop ở Singapore.

Link tham khảo cách chơi Karam http://www.indiancarrom.com/how-to-play.htm